Theo báo cáo, trước đó, Trung Quốc đã yêu cầu trả mức giá khí đốt chỉ gần bằng mức giá trong nước, và sẽ chỉ cam kết mua một phần nhỏ trong công suất hằng năm theo kế hoạch của đường ống 50 tỷ mét khối khí đốt này.
Một điểm bất đồng đáng kể giữa các bên là giá khí đốt được cung cấp qua đường ống Sức mạnh Siberia 2. Có thông tin Nga có phần do dự trong việc cung cấp khí đốt với giá thấp hơn đáng kể so với giá thị trường. Trong khi đó, Trung Quốc ủng hộ giảm giá khí đốt.
ĐẦU TƯ LỚN HIỆU QUẢ THẤP
Nga đã đàm phán trong nhiều năm về việc xây dựng đường ống Power of Siberia-2 để vận chuyển 50 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên mỗi năm từ khu vực Yamal ở miền bắc nước Nga đến Trung Quốc qua Mông Cổ nhưng TQ vẫn dửng dưng, Đơn giản là nhu cầu khí đốt của TQ không cấp thiết lắm , Trong khi đó đầu tư hệ thống đường ống thì lớn, Phía Nga muốn TQ bỏ tiền ra đầu tư như EU sau đó trừ dần vào sản phẩm bán hàng nhưng TQ lại không nhất trí với đề đạt từ Nga .
Hồi tháng trước, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết Nga và Trung Quốc dự kiến sẽ ký hợp đồng “trong tương lai gần” về đường ống dẫn khí đốt Power of Siberia-2.
BỊ CẤM VẬN KIỆT QUỆ, NGA TĂNG CƯỜNG THÚC GIỤC TRUNG QUỐC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Nga đã đề xuất tuyến đường ống này từ nhiều năm trước, tuy nhiên kế hoạch đó đã trở nên cấp bách khi Moscow trông chờ vào Bắc Kinh để thay thế châu Âu trở thành khách hàng khí đốt chính của họ.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, Trung Quốc dự kiến sẽ không cần nguồn cung cấp khí đốt bổ sung cho đến sau năm 2030.
Gazprom đã bắt đầu nghiên cứu tính khả thi của dự án vào năm 2020 và đặt mục tiêu bắt đầu cung cấp khí đốt vào năm 2030.
Financial Times, đăng hôm Chủ Nhật 02/06/2024
© 2024 | Thời báo ĐỨC