Tin sáng 18-3: Mỗi ngày hàng trăm ngàn ca, vắc xin COVID-19 hiện nay có hiệu quả ngừa Omicron?

Dù tỉ lệ phủ vắc xin tại Việt Nam rất cao, nhóm trên 18 tuổi dự kiến phủ mũi 3 trong tháng 3, nhóm 12-17 tuổi tỉ lệ tiêm mũi 2 trên 93%, nhưng trung bình tuần qua là trên 171.000 ca COVID-19/ngày. Vậy hiệu quả ngừa Omicron của vắc xin ra sao?

1 Tin Sang 18 3 Moi Ngay Hang Tram Ngan Ca Vac Xin Covid 19 Hien Nay Co Hieu Qua Ngua Omicron

Nhân viên y tế làm việc tại khoa cấp cứu Bệnh viện hồi sức COVID-19 TP Thủ Đức - Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo thông tin từ Bộ Y tế, báo cáo gần đây của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ cho biết việc tiêm 2 mũi vắc xin Comirnaty trong vòng 5 tháng giúp giảm 31% số ca mắc COVID-19 chủng Omicron ở trẻ 5-11 tuổi, giảm 45-51% trường hợp phải cấp cứu ở nhóm 5-15 tuổi...

Điều đó cho thấy so với các chủng virus gây COVID-19 trước đây, hiệu quả ngừa COVID-19 của vắc xin hiện đang sử dụng có giảm ở chủng Omicron, nhưng vẫn đạt trên 30%. Hiệu quả giảm số ca cấp cứu (giảm số ca chuyển nặng và tử vong) đạt cao hơn so với hiệu quả giảm số mắc mới.

2 Tin Sang 18 3 Moi Ngay Hang Tram Ngan Ca Vac Xin Covid 19 Hien Nay Co Hieu Qua Ngua Omicron

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Hà Nội số mắc mới hằng ngày giảm ngày thứ 10 liên tiếp, đã qua đỉnh dịch?

Ngày 17-3 là ngày thứ 10 số mắc COVID-19 liên tục giảm (tính từ ngày 7-3 khi Hà Nội ghi nhận trên 32.300 ca mới/ngày). So với ngày 7-3, số mắc mới ngày 17-3 ghi nhận được tại Hà Nội đã giảm trên 20%, số ca tử vong cũng giảm hơn. Lãnh đạo Hà Nội cho biết Hà Nội đã qua đỉnh dịch.

Thống kê chung của Bộ Y tế cho biết đến ngày 17-3 Hà Nội có số mắc COVID-19 tích lũy từ đầu mùa dịch là trên 916.000 ca, đứng đầu cả nước và cao gần gấp đôi so với TP.HCM là địa phương đứng thứ 2.

Tuy nhiên, dịch bùng phát tại Hà Nội ở thời điểm vắc xin đã được bao phủ rộng rãi nên tỉ lệ tử vong/số mắc tại Hà Nội ở mức 0,2%, là mức thấp so với các địa phương khác.

3 Tin Sang 18 3 Moi Ngay Hang Tram Ngan Ca Vac Xin Covid 19 Hien Nay Co Hieu Qua Ngua Omicron

F0 đi khai báo y tế ở Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

TP.HCM: Tiêm vắc xin cho trẻ từ 5-11 tuổi sẽ được tổ chức đặc biệt kỹ lưỡng

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM - nhận xét công tác tổ chức tiêm chủng của TP.HCM trước đây được tổ chức khá tốt, tuy nhiên đợt tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tới đây phải được tổ chức đặc biệt kỹ lưỡng.

Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM cũng vừa có văn bản gởi các đơn vị giáo dục trên địa bàn về công tác chuẩn bị tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Sở yêu cầu các cơ sở giáo dục rà soát, lập danh sách trẻ em mầm non, học sinh thuộc độ tuổi tiêm chủng, đồng thời phối hợp với y tế cơ sở và cha mẹ học sinh để đánh giá ban đầu về tình trạng sức khỏe của trẻ.

Lưu ý các đơn vị đặc biệt quan tâm đến những trẻ mắc bệnh lý nền, béo phì… để phối hợp với ngành y tế thực hiện phương án tiêm chủng bảo đảm an toàn cho trẻ em, học sinh.

Đồng thời, các phòng giáo dục quận, huyện và TP Thủ Đức cần phối hợp với trung tâm y tế để tập huấn bổ sung cho các cơ sở giáo dục chưa tham gia tập huấn về quy trình tổ chức tiêm vắc xin cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi trước đó.

Đại diện Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM cho biết đang tích cực vận động phụ huynh đồng thuận tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 - 11 tuổi, về lợi ích của việc tiêm vắc xin, đảm bảo quyền được tiêm chủng của trẻ.

Sở Giáo dục và đào tạo phối hợp Sở Y tế lập danh sách các trẻ em trong độ tuổi tiêm vắc xin, tổ chức tập huấn công tác tiêm chủng, cập nhật thông tin của trẻ lên hệ thống tiêm chủng...

Hiện nay công tác chuẩn bị tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ tại TP.HCM đã sẵn sàng, chỉ chờ kế hoạch chính thức của UBND TP để thực hiện.

4 Tin Sang 18 3 Moi Ngay Hang Tram Ngan Ca Vac Xin Covid 19 Hien Nay Co Hieu Qua Ngua Omicron

Tổ tiêm lưu động thuộc phường 9, quận 5, TP.HCM đến tận nhà tiêm cho người yếu thế, người cao tuổi - Ảnh: DUYÊN PHAN

Quá tải công việc hành chính xác nhận F0

Theo Sở Y tế TP.HCM, trước tình hình số ca mắc tăng nhanh trên địa bàn TP, số người F0 cách ly điều trị tại nhà ngày càng tăng cao, hệ quả khó tránh khỏi chính là quá tải công việc hành chính xác nhận F0 và cấp giấy hoàn thành thời gian cách ly tại nhà, dẫn đến sự than phiền của người dân.

Ngày 17-3, Sở Y tế TP.HCM cho biết vừa bổ sung một tiện ích trong hoạt động chuyển đổi số quản lý F0 tại nhà, đó là gửi tin nhắn cảnh báo đến bác sĩ của trạm y tế khi người F0 thuộc nhóm nguy cơ cao vừa khai báo F0 xong tại địa chỉ https://khaibaof0.tphcm.gov.vn.

5 Tin Sang 18 3 Moi Ngay Hang Tram Ngan Ca Vac Xin Covid 19 Hien Nay Co Hieu Qua Ngua Omicron

Tình nguyện viên nhập thông tin người tiêm vắc xin tại quận Gò Vấp, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tình hình dịch bệnh ở một số tỉnh thành

- Hà Nội tối 17-3 thông báo 24 giờ ghi nhận thêm 25.311 ca COVID-19 mới, giảm gần 1.000 ca so với ngày 16-3, trong đó có 8.133 ca cộng đồng. Đây là ngày thứ 6 liên tiếp số ca COVID-19 trong ngày ở thủ đô giảm, so với mốc 32.650 ca kỷ lục hôm 8-3, số ca COVID-19 ở Hà Nội giảm gần 7.000 ca. 

- Tính đến ngày 17-3, toàn tỉnh Đắk Lắk có hơn 36.600 ca COVID-19 đang điều trị tại nhà. Tuy nhiên hiện nay, rác thải sinh hoạt của F0 đang điều trị tại nhà được thu gom, xử lý chung với rác thải thông thường. Điều này làm tăng nguy cơ lây mắc COVID-19 trong cộng đồng khi rác thải lây nhiễm không được phân loại và xử lý đúng quy định.

6 Tin Sang 18 3 Moi Ngay Hang Tram Ngan Ca Vac Xin Covid 19 Hien Nay Co Hieu Qua Ngua Omicron

Việc lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ở Đồng Nai - Ảnh: A LỘC

- Tiền Giang vừa nâng cấp độ dịch từ cấp độ 1 (vùng xanh) sang cấp độ 2 (vùng vàng). Trước đó, trong 8 tuần liên tục Tiền Giang ở "vùng xanh", tức vùng nguy cơ thấp. Tuy nhiên, chỉ trong 1 tuần vừa qua đã có 10 thành phố, huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển từ cấp độ 1 sang cấp độ 2 và cấp độ 3. Chỉ còn duy nhất huyện Cái Bè là khu vực thuộc cấp độ dịch 1 trong tỉnh.

Trong tuần vừa qua, toàn tỉnh ghi nhận 14.297 ca COVID-19 (tăng 260% so với tuần trước đó). Hiện nay, dịch COVID-19 tại tỉnh Tiền Giang đang có dấu hiệu bùng phát trở lại ở nhiều khu vực, nhất là ở rường học.

- Cà Mau tạo điều kiện thuận lợi cho F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ được đi làm, không tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh. 

Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày