Ngót nghét nửa thế kỷ gắn bó với món gỏi khô bò, dì Sáu có thể nuôi con du học Mỹ
Bán gỏi khô bò, nuôi con du học Mỹ
Nhiều người đến đây ăn gỏi khô bò chắc còn chưa biết mặt dì Sáu. Vì dì Sáu chỉ kê chiếc bàn nhỏ xíu trước một tòa nhà ở đường Hai Bà Trưng, đối diện công viên Lê Văn Tám. Bên công viên, lúc nào cũng có người nhà dì ở đó, chỉ cần bạn ngồi xuống là sẽ có người tới mời ăn gỏi, rồi qua bộ đàm, báo cho dì biết để bên này làm rồi mang qua.
Nó đòi khi nào lo xong thủ tục đón vợ chồng tôi qua đó định cư luôn, nhưng mà chuyện đó tôi chưa nghĩ tới. Giờ tôi cứ phải tiếp tục bán gỏi để còn nuôi cha mẹ tôi gần 80 tuổi rồi nữa. Bao nhiêu năm đứng đây bán giờ nói đi cũng không đành
"Có thằng con trai duy nhất mà giờ nghe đâu đòi chừng lấy vợ ở bển nữa, vậy là coi như xong mất thằng con trai. Cũng lường trước khi cho nó đi du học rồi, thôi hi sinh luôn. Nó đòi khi nào lo xong thủ tục đón vợ chồng tôi qua đó định cư luôn, nhưng mà chuyện đó tôi chưa nghĩ tới. Giờ tôi cứ phải tiếp tục bán gỏi để còn nuôi cha mẹ tôi gần 80 tuổi rồi nữa. Bao nhiêu năm đứng đây bán giờ nói đi cũng không đành", dì Sáu trải lòng.
Gỏi khô bò dì Sáu có gì đặc biệt?
Tủ khô bò của dì Sáu nhỏ tí xíu, được kê trên chiếc bàn có bề ngang chưa tới 1m, nằm gọn trên vỉa hè đối diện công viên. Dì Sáu bắt đầu bán từ 13 giờ đến 21 giờ. Vậy mà 7 - 8 người phục vụ cứ phải làm liên tục không nghỉ cho đến khi dọn hàng.
Dì Sáu cho biết tất cả nguyên liệu của dĩa gỏi: đu đủ bào sợi, bánh phồng tôm, thịt bò khô đều là do người chị của dì làm ở nhà. Để đu đủ được giòn, thịt bò đậm vị, nước chấm có vị đặc trưng thì bao nhiêu năm chị của dì đều làm theo bí quyết riêng
Khác với gỏi bò khô ở Nha Trang quê tôi, gỏi khô bò (cách gọi của người Sài Gòn) có sợi đu đủ bào mỏng hơn, nước chan không có giấm để riêng mà trộn kèm với nước tương để sẵn. Khô bò cũng làm có độ keo hơn và không bán kèm gan bò. Đặc biệt là bánh phồng tôm giòn hơn, màu cam, có vị tôm.
Với một người ghiền ăn gỏi bò khô như tôi thì gỏi bò khô Hàn Thuyên ở Nha Trang vẫn là nhất, có thể tại tôi đã ăn quán này lâu nên ưu ái hơn. Còn gỏi khô bò của dì Sáu thì lạ miệng nhưng nước chan vào gỏi cũng rất tuyệt. Không biết dì Sáu pha chế bằng cách nào mà nước chấm gỏi đậm đà, có đủ vị chua, cay mặn, ngọt quyện vào với nhau, thấm vào từng sợi đu đủ ăn rất vừa khẩu vị. Đây là món ăn quen thuộc của những ai đến công viên Lê Văn Tám. Ngồi dưới tán cây xanh mát, ăn dĩa gỏi, hàn thuyên đôi ba câu chuyện chắc chỉ ở Sài Gòn mới thấy.
Quán quen của nhiều thế hệ
Chị Huỳnh Thị Trúc Mai hôm nay dẫn cả nhóm bạn ở lớp tiếng Anh của mình ra công viên Lê Văn Tám ăn gỏi khô bò. Cả nhóm ngồi dưới một gốc cây cổ thụ, vừa ăn vừa nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh như ôn lại những gì đã học trên lớp.
Một dĩa gỏi khô bò gồm có đu đủ bào sợi, khô bò, bánh phồng tôm và rau thơm. Tất cả đều do nhà dì Sáu tự làm
Đồ ăn bên đây rất ngon, tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là ẩm thực đường phố ở Việt Nam, nhưng tôi chuẩn bị lên xe buýt, sợ có vấn đề gì liên quan bao tử nên không ăn nhiều.- Anh Jayson (Quốc tịch Philipines) Chị Trúc Mai chia sẻ: “Do lâu rồi mình không ăn, thứ hai là các bạn người nước ngoài, các bạn ở tỉnh khác tới đây chơi nên mình muốn cho mọi người biết kiểu ăn ở ngoài đường, lê la đường sá ăn mấy món ăn vặt”.
Chị Mai cho rằng kiểu ngồi bệt ngoài công viên như thế này có ưu điểm là rẻ và vui, tuy nhiên hơi bụi. “Như chỗ khác mình không thấy bánh phồng tôm này, ở đây có bánh này rất là giòn. Thật ra tụi mình không biết nó là cái gì nhưng ăn cũng thấy được được nên ăn hoài. Gỏi đợi thấm thì mới ngon, mình người miền Nam nên nước chấm ngọt ngọt như này khá phù hợp”, chị Mai cho hay.
Anh Jayson (32 tuổi, Quốc tịch Philipines, giáo viên Tiếng Anh) sau khi ăn gỏi cùng các học viên của mình cũng chia sẻ: “Đồ ăn bên đây rất ngon, tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là ẩm thực đường phố ở Việt Nam, nhưng tôi chuẩn bị lên xe buýt, sợ có vấn đề gì liên quan bao tử nên không ăn nhiều”.
Anh Đặng Văn Nam (32 tuổi, người Hà Nội) thì nhận xét, món này ở ngoài Bắc cũng có. Tuy nhiên, ở đây thì vị hơi khác một tí. Ở ngoài Bắc ăn mặn hơn, trong này độ ngọt cao hơn. Gần nửa thế kỷ trôi qua, gỏi khô bò Lê Văn Tám của dì Sáu vẫn ở đó chứng kiến bao nhiêu sự đổi thay của Sài Gòn. Món gỏi của dì Sáu cũng gắn liền với những câu chuyện buồn vui, kỷ niệm của bao thế hệ người Sài Gòn. Không chỉ là món ăn, mà có lẽ là không gian ăn đặc biệt của gỏi khô bò dì Sáu khiến ai ăn một lần rồi cũng muốn quay lại ăn hoài
Dì Sáu bán hàng rất kiệm lời, nhưng một khi nói chuyện thì lại rất thân thiện và luôn cười
Kiểu ăn đặc biệt như thế này chắc chỉ ở Sài Gòn mới có
Dì Sáu luôn làm sẵn những bịch hoặc hộp mang đi để ai ghé ngang không phải đợi lâu
Ngày trước, một dĩa gỏi có giá 50 xu, ngày nay là 20.000 đồng/dĩa
Với cách làm theo công thức đặc biệt, gỏi khô bò của dì Sáu khiến ai ăn một lần cũng nhớ mãi
Đây được xem như địa điểm lý tưởng để cùng ngồi với nhau, nhâm nhi dĩa gỏi và hàn thuyên đôi ba câu chuyện
Từ ngày có ứng dụng đặt hàng qua app, gỏi của dì Sáu cũng đắt hàng hơn
Dì Sáu (tên thật là Thúy, quê An Giang) năm nay 57 tuổi, gắn bó với quầy khô bò này tới nay ngót nghét gần nửa thế kỷ (từ lúc nhỏ bà Thúy phụ bán với dì của mình, sau vài năm thì dì của bà để lai xe bò bía và bà kế tục từ đó). Dì bảo dì bán từ hồi có 50 xu/dĩa, mà theo thời gian, tiền đổi mệnh giá và nguyên liệu leo thang nên hiện có giá 20.000 đồng/dĩa.
Có lần đọc ở đâu đó, người ta nói dì Sáu bán gỏi khô bò mà nuôi con đi du học, nhưng đó là người ta đồn nhau vậy, còn dì chưa bao giờ xác nhận hay phủ nhận. Tò mò, tôi cũng đem chuyện này hỏi dì. Dì Sáu suy nghĩ một hồi rồi mới cười mãn nguyện gật đầu rồi tự hào nói: “Có một thằng nhóc 29 tuổi à. Học bên Texas, Mỹ đó con. Giờ thì nó học xong và tự lo được cho mình ở bển rồi".
Vừa liên tay làm cho khách đang xếp hàng đứng đợi, dì Sáu tâm sự: "Nhà có thằng con trai duy nhất à, xác định từ đầu là phải cho nó đi du học nên vợ chồng tôi phải tằn tiện dữ lắm. Người ta nghĩ bán gỏi khô bò lời lắm nên mới nuôi được con du học Mỹ, nhưng không phải đâu, phụ bán ở đây toàn con cháu họ hàng nên chia đều tiền lời, nương tựa vào nhau mà sống mà. Còn nhà tôi ăn không dám ăn, mặc không dám mặc. Chồng tôi là tài xế taxi, thay vì chạy xuống ca như người ta ổng phải chạy thêm, chạy đêm các thứ".
Tới trước khi con trai lên đường du học, dì Sáu phải chạy vạy vay thêm các nơi để con đủ tiền đóng học phí và trang trải sinh hoạt ở nơi cách xa gia đình nửa vòng trái đất. Mấy năm trời tiếp tục tằn tiện, gia đình dì mới đủ tiền trả nợ. Dì bảo, nay con trai dì đã ra trường, có công ăn việc làm ổn định rồi nhưng mới tự lo được cho bản thân, chắc phải thêm thời gian nữa mới có thể phụ giúp cha mẹ.
Nguồn: Tổng hợp
© 2024 | Thời báo ĐỨC