Nguồn tin cũng cho biết điều khiển chiếc Su-22 gặp nạn nói trên thuộc Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không – Không quân.
Khu vực được cho là nơi chiếc máy bay quân sự gặp nạn. Ảnh: Đắc Lam
Các cơ quan chức năng đang khẩn trương tìm kiếm, cứu nạn.
Theo một lãnh đạo Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, máy bay quân sự Su-22 gặp nạn khi đang bay huấn luyện. Thời điểm xảy ra vụ tai nạn trên máy bay có hai phi công.
Lãnh đạo xã Nghĩa Yên cho biết vị trí máy bay rơi là quả đồi và không trúng nhà dân.
Hiện trường vụ tai nạn máy bay SU22 bị rơi
Lực lượng chức năng đã có mặt phong tỏa hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân sự việc.
Lực lượng cứu hộ đến hiện trường
Đường lên khu vực máy bay bị nạn khó khăn do lũ chia cắt
Hiện các cơ quan chức năng của quân khu 4, tỉnh Nghệ An đã tiếp cận hiện trường tìm kiếm hai phi công.
Máy bay quân sự này được cho là xuất phát từ sân bay Sao Vàng (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) và rơi tại làng Dừa, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn.
Hiện khu vực máy bay gặp nạn có mua, giao thông vào hiện trường gặp khó. Nơi máy bay rơi cách thành phố Vinh khoảng 100km.
Lực lượng chức năng đang phong tỏa đường vào hiện trường.
Trao đối với Pháp Luật TP.HCM, Trưởng ban tuyên huấn Sư đoàn Không quân 371 xác nhận: Chiếc máy bay quân sự vừa gặp nạn thuộc đơn vị mình.
“Chúng tôi đang điều tra xác minh và tìm kiếm. Hiện chưa có thông tin chính thức, chúng tôi sẽ có thông báo chính thức sau”, người này nói.
Cũng theo vị đại diện này, các lực lượng đang tham gia vào việc xác minh, tìm kiếm nên hiện chưa chia sẻ thêm thông tin gì.
Người dân ở huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa (Nghệ An) chạy xe máy lên muốn đến hiện trường.
Thượng tá Thái Đức Hạnh – Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An cho biết: Hiện chúng tôi đang tập trung xử lý công việc.
Đến thời điểm hiện tại, hai phi công hy sinh là Trung tá Khuất Mạnh Trí, Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng của Trung đoàn 921 và Thượng tá Phạm Giang Nam, Chủ nhiệm bay của Trung đoàn 921.
+ Đến 14h 25 phút, Bộ Quốc phòng có thông tin chính thức vụ tai nạn máy bay ở Nghệ An.
Theo đó, lúc 11 giờ 16 phút ngày 26-7, máy bay Su-22U, số hiệu 8551 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không – Không quân thực hiện bay huấn luyện, mất liên lạc lúc 11 giờ 35 phút. Thông tin ban đầu, máy bay rơi tại làng Dừa, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
Hiện trường vụ máy bay SU22 rơi, bốc cháy
Hai phi công bay huấn luyện đã hy sinh, gồm: Trung tá Khuất Mạnh Trí, Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng, sinh năm 1978; quê quán: phường Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội; Thượng tá Phạm Giang Nam, Chủ nhiệm bay Trung đoàn 921, sinh năm 1972; quê quán: Thụy Bình, Thái Thụy, Thái Bình.
Một mảnh vỡ của chiếc SU22 bốc cháy
Sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Quân chủng Phòng không – Không quân phối hợp với các đơn vị liên quan trên địa bàn tổ chức cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả.
Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng Cục chính trị QĐND Việt Nam cho hay: Hiện các lực lượng của Quân khu IV, Phòng không Không quân, và các đơn vị có liên quan đã tiếp cận được hiện trường và xác định hai phi công hy sinh. Các lực lượng đang tiếp tục thực hiện cứu hộ, cứu nạn.
Lực lượng chức năng đang tìm kiếm quanh hiện trường
Hiện tại khu vực máy bay rơi, trời đã ngừng mưa. Nhiều người dân đang muốn đi cắt núi lên hiện trường tham gia việc tìm kiếm cứu nạn nhưng cơ quan chức năng giải thích đã có lực lượng chức năng làm việc tại hiện trường tham gia tìm kiếm cứu nạn, cấm người dân lên hiện trường.
Máy bay cường kích Su-22 gia nhập Không quân Nhân dân Việt Nam từ năm 1979. Đến nay, nó vẫn là một trong các máy bay chủ lực của Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển.
Cường kích Su-22 được thiết kế dựa trên mẫu Su-7 ra đời từ giữa những năm 1950.
Trong Không quân Nhân dân Việt Nam, ngoài Su-22, chúng ta còn duy trì cả dòng tiêm kích MiG-21 với thiết kế điển hình tương tự Su-7 – cửa hút không khí đặt chung với mũi chứa radar.
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia duy nhất sở hữu máy bay cường kích Su-22. Su-22 được Liên Xô trang bị cho kiểu cánh cụp cánh xòe.
Nghĩa là, cánh máy bay có thể giang rộng ra hoặc áp sát vào thân máy bay. Hiện không có quốc gia nào ở Đông Nam Á sở hữu loại máy bay nào có kiểu cánh tương tự Su-22.
PLO.VN
© 2024 | Thời báo ĐỨC