Công ty Vietnam Beverage đã vay 5 tỷ đô la để mua cổ phần của công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) khiến nợ nước ngoài của Việt Nam tăng. Photo Courtesy: Reuters
Chuyên mục Kinh tế của tờ VietnamNet ngày thứ Hai 13 tháng 8 công bố kết quả trên dựa theo tỷ giá hối đoái chính thức 22,425 đồng/1 Mỹ kim do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra vào ngày cuối cùng của năm ngoái.
Theo VietnamNet, bản tin Nợ công số 5 ban hành ngày 23 tháng 8 năm 2017 cho thấy tổng dư nợ nước ngoài của Việt Nam vào cuối năm 2015 là 80.84 tỷ đô la, trong khi đó con số này là 71 tỷ đô la trong năm 2014. Điều này có nghĩa là nợ nước ngoài tăng 10 tỷ đô la mỗi năm. Trong khi đó, trong giai đoạn 2016-2017, mức tăng trung bình là 15 tỷ Mỹ kim một năm.
Vào những năm trước, mối lo ngại về rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái không tồn tại, vì tỷ giá đồng đôla Mỹ trên thị trường Việt Nam ổ định.
Khi giá trị tiền Việt đang mất giá so với đô la Mỹ, nợ nước ngoài của Việt Nam cũng ngày càng tăng. Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, số tiền ngân sách nhà nước phải trả bổ sung cho gốc và lãi trong năm nay có thể là hàng nghìn tỷ đồng do biến động tỷ giá hối đoái.
Bộ Tài chính (MOF) không công bố số liệu về các khoản vay nước ngoài được cung cấp cho các doanh nghiệp của Việt Nam mặc dù đây là con số quan trọng trong tổng nợ quốc gia.
Theo kế hoạch năm 2018, giới hạn vay nước ngoài đối với các doanh nghiệp và tổ chức là 5 tỷ đô la và các khoản vay ngắn hạn chưa trả của doanh nghiệp không được vượt quá các khoản vay chưa thanh toán trước ngày 31 tháng 12 năm 2017.
Năm 2017, công ty Vietnam Beverage đã vay 5 tỷ đô la để mua cổ phần của công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) khiến nợ nước ngoài của Việt Nam tăng.
Theo RFA
© 2024 | Thời báo ĐỨC