Ngày càng nhiều hình ảnh về những chiếc máy bay tiêm kích bom Su-34 bị lực lượng phòng không của Ukraine bắn hạ tại Kherson bị rò rỉ trên mạng xã hội, sự việc này đã được xác nhận.
Theo thông tin của Ukraine được tờ Bloomberg Businessweek đăng tải cho biết, 3 máy bay tiêm kích bom Su-34 của Nga đã rơi vào bẫy phục kích phòng không Quân đội Ukraine, khi đang thực hiện nhiệm vụ ném bom lượn có điều khiển tại tỉnh Kherson, miền nam Ukraine.
Loại tên lửa thực hiện bắn rơi chiến đấu cơ Su-34 của Nga là loại Patriot do Mỹ sản xuất. Đây có thể là ngày tồi tệ nhất đối với Không quân Nga kể từ đầu cuộc xung đột; tuy nhiên từ khi vụ việc xảy ra, Bộ Quốc phòng Nga vẫn giữ thái độ im lặng.
Tư lệnh Không quân Ukraine Nikolay Oreshchuk đã xác nhận trên các phương tiện thông tin đại chúng (chứ không phải trên mạng xã hội như mọi lần) rằng, Không quân Ukraine đã phục kích bắn rơi 3 máy bay tiêm kích bom Su-34 ở miền nam Ukraine vào ngày 22/12.
Kênh quân sự Telegram thân Nga "Nga Arms" đã xác nhận tuyên bố của Ukraine: "Thật không may, kẻ thù đã thực hiện cuộc phục kích, tấn công một chiếc máy bay Su-34 đang sử dụng bom FAB-500M-62 ở Kherson”.
Theo suy luận hiện nay của các chuyên gia quân sự, phòng không Ukraine đã thực hiện "cú lừa chiến thuật", bí mật triển khai hệ thống tên lửa phòng không Patriot ở hữu ngạn sông Dnieper, nơi Không quân Nga hoạt động mạnh, để tấn công quân Ukraine vượt sông Dnieper.
Như vậy, có thể chỉ huy lực lượng phòng không Ukraine đã nắm chắc đường bay của máy bay Su-34 Nga, để tổ chức phục kích trên tuyến đường mà các máy bay Su-34 quay trở lại sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng Quân đội Nga thực sự không hề biết điều đó.
Việc cơ động, xây dựng trận địa cho tên lửa Patriot được phía Ukraine giữ bí mật tuyệt đối, radar trinh sát của hệ thống Patriot thực hiện không phát sóng cho đến khi mục tiêu Su-34 được phát hiện bởi một radar khác cách đó 10 km, hoặc máy bay cảnh báo sớm của NATO bay trên lãnh thổ Romania.
Thông tin về mục tiêu Su-34, được chuyển qua đài chỉ huy của hệ thống phòng không Patriot theo thời gian thực; lúc này toàn kíp chiến đấu thực hiện thao tác mở máy, bật radar dẫn đường ở chế độ chủ động và khóa mục tiêu là những chiếc Su-34 vừa thả bom ở độ cao khoảng 12km.
Sau khi nhận được thông tin mục tiêu, radar mảng pha chủ động MPQ-53/65A của hệ thống phòng không Patriot ngay lập tức khởi động và dưới sự dẫn đường của đầu dò radar bán chủ động trên tên lửa phòng không MIM-104C/E, đã khóa mục tiêu.
Ba chiếc Su-34 (mạng xã hội Nga nói là một chiếc), đã bị tên lửa Patriot thực hiện theo dõi tự động chính xác. Vì cuộc tấn công quá bất ngờ nên phi công Su-34 không kịp hạ độ cao để tránh và thoát khỏi khu vực theo dõi của radar MPQ-53.
Điều không nói nên lời hơn là khi tiêm kích bom Su-34 thực hiện nhiệm vụ ném bom, mà dự đoán ở khu vực phòng không đối phương hoạt động mạnh, nhưng Su-34 không được trang bị tên lửa chống bức xạ Kh-31PD, có khả năng thực hiện các hoạt động chế áp phòng không (radar).
Nếu tiêm kích bom Su-34 được trang bị tên lửa chống bức xạ Kh-31PD, kíp chiến đấu phòng không Patriot (và cả các kíp chiến đấu tên lửa phòng không khác) sẽ bị cảnh báo và có thể bị cấm tiến hành tấn công, vì phi công hỏa lực điều khiển vũ khí của Su-34 có thể vẫn kịp thời phóng tên lửa diệt radar.
Ngoài ra, hệ thống điện tử hàng không trên máy bay tiêm kích bom Su-34 không thể cung cấp đủ biện pháp chế áp điện tử trước radar của hệ thống Patriot, khiến toàn bộ phi hành đoàn hoàn toàn không thể phản ứng khi gặp phải một cuộc tấn công bất ngờ gây tổn thất lớn.
Một điều khó hiểu nữa là trong lần thực hiện nhiệm vụ này của Su-34, không thấy có tiêm kích Su-35S thực hiện nhiệm vụ bay bảo vệ. Nếu có Su-35, nó sẽ kịp thời tiêu diệt radar của hệ thống Patriot bằng tên lửa Kh-31PD, vì đây là vũ khí chính mang theo của Su-35, ngoài tên lửa không đối không.
Tiến Minh
© 2024 | Thời báo ĐỨC