Trận phục kích tàu chiến Mỹ của Houthi trên Biển Đỏ và cái kết

Kế hoạch phục kích hạm đội tàu chiến Mỹ của lực lượng Houthi ở Yemen bằng 24 tên lửa chống hạm và UAV tự sát đã kết thúc trong thất bại thảm hại.

1 Tran Phuc Kich Tau Chien My Cua Houthi Tren Bien Do Va Cai Ket

Loại vũ khí nào có thể dùng để chiến đấu, vũ khí nào chỉ là quảng cáo, cuối cùng đều phụ thuộc vào kết quả trong thực chiến. Tên lửa tiên tiến nhất của Iran so với tàu chiến tiên tiến nhất của Mỹ như thế nào? Đánh tàu chiến Mỹ sẽ nâng cao tinh thần; nhưng nếu bị tàu Mỹ chặn lại, tinh thần của lực lượng chống Mỹ tại Trung Đông sẽ tụt dốc.

2 Tran Phuc Kich Tau Chien My Cua Houthi Tren Bien Do Va Cai Ket

Hãng tin Sputnik của Nga ngày 12/1 đưa tin, lực lượng vũ trang Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen đã tiến hành cuộc tấn công tên lửa “lớn nhất thế kỷ” nhằm vào hạm đội Mỹ-Anh trên khu vực Biển Đỏ, với mục đích là “gây tiếng vang”, đe dọa Mỹ ở khu vực Trung Đông.

Chiến thuật tấn công hạm đội Mỹ-Anh của Houthi trên khu vực Biển Đỏ là dùng tên lửa tấn công bão hòa, nhằm xuyên thủng hệ thống phòng thủ của lớp tàu Aegis đánh chìm tàu chiến Mỹ, tạo nên “kỳ tích chiến tranh”.

Đợt tấn công này của lực lượng vũ trang Houthi ở Yemen đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng, tất cả các bệ phóng tên lửa đều được bố trí bí mật ở các khu vực miền núi dọc bờ biển Yemen, để tránh bị máy bay trinh sát của Quân đội Mỹ theo dõi.

Đồng thời, quân Houthi còn dùng thủ đoạn dụ tàu Mỹ, Anh vào khu vực tính toán sẵn, để dễ tiêu diệt. Thể hiện là kế hoạch tác chiến tỷ mỷ, với việc đầu tiên tiến hành đòn tấn công nhử vào một tàu chở hàng của Israel đi qua Biển Đỏ. Không có gì vội vàng chiếm tàu, chỉ giả vờ tấn công; mục đích là để tàu chở hàng của Israel gọi hạm đội Mỹ vào khu vực phục kích.

Mọi việc diễn ra rất suôn sẻ; ngay khi thủy thủ đoàn tàu chở hàng Israel phát hiện ra, các tàu cao tốc và UAV trang bị vũ khí của Houthi liên tục lao tới và lượn vòng. Tàu hàng Israel gửi ngay tín hiệu cấp cứu khẩn cấp tới các tàu chiến Mỹ xung quanh.

Khi nhóm tác chiến tàu sân bay USS Eisenhower của Mỹ đang làm nhiệm vụ tuần tra trên khu vực Biển Đỏ, nhận được tín hiệu cấp cứu, đã ngay lập tức cơ động 4 tàu chiến về hướng tàu chở hàng của Israel.

Đúng như kế hoạch đã tính toán, khi hạm đội của Mỹ đang tiến vào khu vực phục kích của quân Houthi với tốc độ cao và khi các tàu chiến đã vào khu vực tiêu diệt, quân Houthi đã sử dụng UAV để mở đầu cuộc tấn công.

3 Tran Phuc Kich Tau Chien My Cua Houthi Tren Bien Do Va Cai Ket

Mục đích của Houthi là dùng số UAV thu hút sự chú ý của các hệ thống radar và đánh chặn của các tàu chiến Mỹ, tạo cơ hội cho một cuộc tấn công tên lửa thực sự. Tuy nhiên những UAV chạy bằng động cơ đốt trong này, thực sự khó có năng lực để xuyên thủng hàng phòng ngự của tàu Aegis.

Hạm đội Mỹ ngay lập tức triển khai lực lượng phòng không đánh chặn; với công nghệ hiện đại, radar mảng pha và đạn pháo 127 mm được lập trình sẵn, tầm tấn công phòng không có thể đạt tới 15 km. Hai hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần Phalanx 6 nòng 20 mm có tầm bắn 1,5 km.

Khẩu pháo 127mm và pháo bắn nhanh Phalanx tấn công UAV bay chậm của Houthi, về cơ bản đó là một vụ “thảm sát”. Cho dù có cá lọt lưới cũng không thể thoát khỏi sự tấn công của Phalanx. Phalanx có thể tiêu diệt hiệu quả tên lửa chống hạm siêu thanh bay lướt trên biển ở khoảng cách 1,5 km. Chưa kể UAV chạy động cơ piston bay ở độ cao lớn.

Tuy nhiên, đây chỉ là món “khai vị” của quân Houthi, hãy để Quân đội Mỹ “bận rộn” trước, bữa ăn thực sự vẫn chưa đến. Sau khi tàu Aegis của Mỹ và khinh hạm của Anh tiến vào khu vực được xác định trước, tên lửa của Houthi đã đưa ra thử thách khó khăn đầu tiên.

Hai tên lửa hành trình của quân Houthi đã phát động đợt tấn công thứ hai và tiết diện phát xạ radar của tên lửa hành trình chống hạm Quds-1 chưa đến 0,1 mét vuông. Quds-1 có thể thực hiện xâm nhập ở độ cao cực thấp, với ở độ cao tối thiểu 9 mét so với mặt nước biển, giúp nó tránh bị radar và các phương tiện cảnh báo sớm khác phát hiện cho đến khi tiếp cận mục tiêu.

Tầm bắn tối đa của tên lửa Quds-1 là 450 km và tốc độ là 900 km một giờ; tên lửa sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính + khớp địa hình đường viền + hệ thống khớp hình ảnh kỹ thuật số, nên được đánh giá là có độ chính xác rất cao.

Minh chứng cho mức chính xác của tên lửa Quds-1 là trong cuộc đột kích vào Ả Rập Saudi năm 2020, cả 4 tên lửa đều đánh trúng bể chứa dầu khổng lồ ở Ả Rập Saudi, độ chụm của 4 tên lửa chỉ là 12 mét và độ chính xác của chúng thật đáng kinh ngạc.

Nhưng ở đây có một vấn đề, hệ thống so khớp địa hình rất hữu ích trong các trận đánh trên bộ, nhưng lại không hiệu quả trong các trận hải chiến, biển rộng mênh mông. Trong khi tàu Aegis của Mỹ đánh chặn thành công 2 tên lửa hành trình, thì tàu sân bay USS Eisenhower cuối cùng cũng đã tới nơi và lực lượng vũ trang Houthi ở Yemen đang phải làm “rất nhiều việc”.

Khi tàu sân bay Mỹ cuối cùng cũng xuất hiện trong khu vực phục kích, lúc này quân Houthi không còn phóng tên lửa “nhỏ giọt” nữa, mà thực hiện màn phóng tên lửa bão hòa, với liên tiếp 20 tên lửa chống hạm vào tàu sân bay Mỹ; nhằm tiêu diệt tàu sân bay Mỹ trong một đòn tấn công.

Với kiểu ra đòn “kinh hoàng” như vậy, liệu tên lửa của Houthi có đẩy các tàu chiến Mỹ và Anh vào tình thế tuyệt vọng? Nhiệm vụ của tàu Aegis của Mỹ lúc này phải đánh chặn 20 tên lửa chống hạm của Houthi cùng lúc tấn công trong vòng 5 phút.

Tham gia màn đánh chặn phòng không này có 2 tàu Aegis của Mỹ và 1 khinh hạm Diamond của Anh. Sau khi hệ thống radar mảng pha lớn của tàu khu trục lớp Aegis của Mỹ phát hiện tên lửa đang bay tới, tổ chức tiến hành đợt đánh chặn đầu tiên ở cự ly từ 150 km đến 200 km, sử dụng tên lửa phòng không SM-2 và SM-3 để đánh chặn.

Nếu tên lửa chống hạm của Houthi xuyên thủng lớp phòng thủ thứ nhất của tàu chiến Mỹ, thì tên lửa phòng không Sea Sparrow trên tàu của Mỹ sẽ tiến hành đợt đánh chặn thứ hai ở cự ly tối đa 70 km.

Khi tàu hộ tống Aegis của Mỹ “đang mải” đánh chặn 20 tên lửa chống hạm; cùng lúc đó, quân Houthi phóng 2 tên lửa đạn đạo chống hạm làm vũ khí tấn công đòn knockout cuối cùng, tung đòn tấn công bổ nhào tốc độ cao, tầm cao nhằm vào tàu sân bay Mỹ.

Nhưng cho dù tên lửa đạn đạo chống hạm có thể đạt tốc độ gấp 8 lần âm thanh, nhưng ở giai đoạn cuối, để đánh trúng mục tiêu, tốc độ phải giảm xuống. Đặc biệt trong giai đoạn thâm nhập cuối cùng của tên lửa đạn đạo chống hạm, cần phải có sự cơ động và tìm kiếm bằng radar để xác định vị trí mục tiêu.

Lúc này tên lửa đạn đạo chống hạm phải giảm tốc độ xuống chỉ còn gấp 2-3 lần tốc độ âm thanh; đây cũng là lúc hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis SM-2 của Mỹ được trao cơ hội đánh chặn.

Kết thúc trận đánh, mặc dù quân Houthi đã phóng 24 tên lửa và nhiều UAV trong trận đánh này, nhưng không có tên lửa nào bắn trúng mục tiêu và đều bị đánh chặn. Có thể rút ra là, chiến thuật chống hạm ven biển của lực lượng vũ trang Houthi ở Yemen vẫn còn nhiều vấn đề.

Theo Tri thức và cuộc sống


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày