Học ngoại ngữ mới vốn dĩ đã khó rồi nhưng tìm ra phương pháp học, quy tắc học nhất định thì bạn sẽ có cách học tốt hơn và dễ dàng hơn nhiều, nhưng mấy ai biết được những nguyên tắc nào đúng trong khi có quá nhiều nguyên tắc, quy tắc. Chính vì thế hôm nay chúng tôi viết các bài viết này nhầm gửi đến các bạn các nguyên tắc học tiếng Đức tốt nhất. Cùng kham khảo nhé:
Nguyên tắc 1: Nghe trước
Tại sao không phải là học từ vựng, làm quen với bảng chữ mà cái lại nghe trước?
Theo lí thuyết thì chúng ta là phải như vậy nhưng thực tế lại khác rất xa với lí thuyết, thực tế việc học nói của một đứa trẻ chỉ mất chưa tới 3 năm nhưng chúng ta lại học theo lí thuyết nên mất cả 8 – 9 năm trời mà ngoại ngữ chẳng tiến bộ chút nào? Lí do từ đâu?
Thế nên tôi mới bảo các bạn rằng hãy học tiếng Đức như một đứa trẻ xem chúng học như thế nào? có cần học cậm cụi như chúng ta mà lại không được gì không? Để ý một đứa bé từ lúc sinh ra đến lúc nói có phải chúng nghe mọi người nói và bập bẹ nói theo những từ quen thuộc nhất không. Chính vì thế nguyên tắc nghe, nghe và nghe cực kì quan trọng và là nền tảng để bạn học tiếng Đức. Nghe cũng chẳng có gì khó khăn cả, khó ở chỗ dành bao nhiêu thời gian cho việc học nghe? Đơn giản thôi, các bạn có thể tập trung nghe 30 mỗi ngày thôi, chừng nào còn thời gian rãnh hãy nghe thêm.
Vấn đề lại xuất hiện là nghe những gì bây giờ? Đừng suy nghĩ sâu xa là nên nghe gì mà nghe những gì gần gũi và thân thiện với chúng ta đừng nghe những thứ quá cao siêu, hãy nghe nhạc, xem phim, nghe các đoạn hội thoại giao tiếp ở mức trung bình chỉ trong vòng 2 -3 tháng bạn sẽ nghe được họ nói gì đấy nhưng cũng chưa hiểu họ đang nói gì đâu. Sau khi nghe xong hãy tập nói bạn nhé, rất quan trọng đấy, nếu bạn không thực hành giao tiếp thì cũng chẳng tiến bộ nổi đâu.
Nguyên tắc 2: Không nên học các từ riêng biệt
Về thời gian ngắn thì không sau nhưng về lâu dài bạn sẽ hiểu ra tại sao không nên học các từ riêng biệt bởi các từ này khó lòng mà bạn ghép câu đúng chuẩn của nó nếu bạn không rành về mặt ngữ pháp. Hơn thế nữa nếu người ta học 10 từ trong 1 câu còn bạn chỉ học từng từ thì so ra người ta học 10 từ cùng lúc còn bạn chỉ học được 1 từ. Hãy nhớ câu nói này bạn nhé “Hãy học cả một câu” học 1 câu sẽ giúp bạn có nhiều từ vựng hơn, học được ngữ pháp trong câu đó, giao tiếp trọn vẹn hơn và lâu dài bạn sẽ có cả một số lượng lớn câu giao tiếp cơ bản mà chẳng mất công sắp xếp chúng thành một câu để giao tiếp.
Nguyên tắc 3: Học sâu
Nghe có vẻ khó hiểu nhỉ, nhưng đơn giản của việc học sâu là học từ, nhóm từ và học một cách chuyên sâu. Nhưng sâu ở đây là bạn phải ôn đi ôn lại và biến những từ những câu đó thành của riêng bạn chỉ cần nói là chúng xuất hiện ngay không cần phải suy nghĩ từ này ghét với từ nào ra câu hoàn chỉnh,…
Học sâu rất dễ bạn nhé, chỉ cần ôn đi ôn lại các câu giao tiếp đó bạn sẽ thành thạo câu từ, ngữ pháp, nhưng việc này khác với việc học thuộc lòng các bạn nhé, chỉ có việc ôn đi ôn lại bạn sẽ nhớ, còn học thuộc lòng tuy bạn nói chuyện rành mạch đó nhưng rồi sẽ quên sau một thời gian không ôn lại chúng, đặc biệt là ngữ pháp và từ vựng.
Nguyên tắc 4: Không học thuộc lòng ngữ pháp
Có lẽ khi học trên trường các giáo viên cũng đã đề cập vấn đề này với các bạn đúng không nào. Hãy dừng ngay việc này lại trước khi quá muộn. Nếu bạn muốn nói tiếng Đức tốt bạn cũng không cần phải học ngữ pháp quá chuyên sâu đâu, chỉ cần giao tiếp tốt rồi sao đó thêm chút ngữ pháp đơn giản nhất, gần nhất trong đời sống vô, đừng vội học ngữ pháp và đem vào câu nói sẽ làm bạn lúng túng ngay thôi.
Nguyên tắc 5: Hãy sử dụng các câu chuyện ngắn
Đơn giản là việc bạn nghe các câu chuyện ở thời gian khác nhau để học ngữ pháp tiếng Đức tốt hơn, bạn có thể đọc các mẫu chuyện bằng tiếng Đức ở quá khứ, hiện tại hay những câu chuyện nói về tương lai sẽ giúp ích các bạn rất nhiều. Nhưng làm như thế nào để đơn giản hóa vấn đề? Đơn giản nhất là hãy tìm cho mình những mẫu chuyện hay tờ báo nói về quá khứ, hiện tại hay tương lai và phân tích xem chúng được dùng như thế nào, trong hoàn cảnh nào,…đây cũng là cách bạn học ngữ pháp mà không cần phải ôm cả cuốn sách học cách dùng thì hiện tại, quá khứ, các thì khác dùng như thế nào mà hãy áp dụng thẳng thực tế, có như vậy bạn mới tiến bộ nhanh chóng về mặt ngữ pháp. Đấy cũng là phương pháp học ngữ pháp tiếng Đức hiệu quả mà tiết kiệm thời gian, bớt nhàm chán.
Nguyên tắc 6: Sử dụng tiếng Đức hội thoại và tài liệu thực thụ
Đơn giản, ngắn gọn là bạn tự học tiếng Đức hội thoại, sử dụng các tài liệu chính thống như báo chí, tin tức trên tivi, radio,…để cải thiện khả năng tiếng Đức của mình hơn là học thụ động qua các sách vở giáo khoa, các cuốn ngữ pháp dày cợm đó. Hãy tìm các nguồn tin tức đời sống hằng ngày gần gũi mà đọc mà cảm nhận sẽ tốt hơn là làm con mọt sách mà hiệu quả chẳng bao nhiêu.
Nguyên tắc 7: Nghe và trả lời
Hãy tập nghe và trả lời các câu hỏi chứ không phải nghe để nhắc lại những ý đó. Ví dụ như khi bạn nghe video tiếng Đức có đoạn hội thoại ngắn có câu hỏi và câu trả lời, có phải các bạn thường nhắc lại câu hỏi và câu trả lời đó đúng không, nhưng nếu đã đọc qua bài viết này thì các bạn nên nghe và trả lời sẽ tốt hơn rất nhiều nếu cứ lặp lại ý của người khác. Khi bạn tự trả lời được một câu hỏi chứng tỏ bạn hiểu nội dung câu hỏi. Hãy tự đặt câu hỏi tự trả lời sẽ hay hơn là lặp lại ý người khác. Điều đó sẽ giúp bạn tư duy hơn, tự trả lời câu hỏi tốt hơn.
Cũng không quên nhắc các bạn nên tìm cho mình một môi trường, câu lạc bộ, lớp học tiếng Đức để rèn luyện sẽ hiệu quả hơn rất nhiều lần. Ngoài ra, các yếu tố trên chỉ là quy tắc đơn giản nhưng hãy áp dụng chúng hiệu quả bạn nhé, có như vậy bạn mới tiếng bộ nhanh chóng hơn mà thôi. Chúc các bạn áp dụng những nguyên tắc này thật sự hiệu quả nhé.
Sưu tầm
© 2024 | Thời báo ĐỨC