Chuyên gia khuyến cáo nhân viên văn phòng nên có giấc ngủ trưa

Các nhân viên nên được ngủ vào buổi trưa để tránh tình trạng hao hụt một giờ đồng hồ đi ngủ do thói quen của đồng hồ sinh học, các chuyên gia bảo hiểm khuyến cáo.

Theo tác giả chính của nghiên cứu, nhà tâm lý học và đồng thời là Tiến sĩ Nerina Ramlakhan, có khoảng 25% nhân viên chỉ ngủ được 5 tiếng mỗi ngày - ít hơn ba giờ so với mức trung bình. Nghiên cứu của cô, từ Đại học Leeds, đã dẫn ra nhiều vấn đề về sức khoẻ liên quan đến việc thiếu ngủ, bao gồm tiểu đường, các vấn đề về tim và trầm cảm.

Theo cô Nerina Ramlakhan, một trong số những nguyên nhân ảnh hưởng tới giấc ngủ chính là việc thiếu thời gian ngủ trưa. Do đồng hồ sinh học đã quen với việc không có giấc ngủ trưa trong tuần, nên thời gian cuối tuần giấc ngủ lại bị hao hụt thêm một giờ.

"Việc mất một giờ đồng hồ để ngủ đặc biệt có hại cho những cá nhân vốn đã vất vả để có giấc ngủ ngon và các nghiên cứu gần đây của Silentnight đã chứng minh rằng nhiều người Anh, kể cả trẻ em, đang bị mất ngủ một cách nguy hiểm", cô nói.

Chuyên gia khuyến cáo nhân viên văn phòng nên có giấc ngủ trưa - 0

Hình ảnh minh hoạ - DPA

Cô cũng bày tỏ mối quan tâm của mình về những người sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác vào ban đêm.

"Chúng ta thường xuyên bị bao quanh bởi ánh sáng điện tử không tự nhiên như ánh sáng màn hình máy tính, tivi hay điện thoại di động. Việc tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng nhân tạo có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của chúng ta và thậm chí ngay cả khi chúng ta nghĩ bản thân đã có giấc ngủ ngon thì cơ thể cũng rất mệt mỏi.”

Từ những nghiên cứu trên, tiến sĩ Ramlakhan đã đưa ra lời khuyên:

"Những ông chủ nên cân nhắc cho phép nhân viên ngủ trưa trong văn phòng. Nó có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn ".

Theo cô Ramlakhan, những giấc ngủ ngắn này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện cơ bắp và thậm chí có thể làm giảm tác động của lão hóa.

"Chỉ cần một giấc ngủ trưa dài 20 phút có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn. Đây là một cách khoa học để tăng cường khả năng sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề và thậm chí họ có thể cân bằng hệ thống miễn dịch, nghĩa là nhân viên ít có khả năng bị bệnh.”

Khánh Linh - Tạp chí NƯỚC ĐỨC

 


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày