Rất đa dạng và phong phú mang đậm nét văn hóa vùng miền như sử dụng hình nộm dê trong lễ Giáng sinh cho tới ông già Noel cưỡi lừa hay giữ chổi để không bị mất.. .
1. Dê Yule được tôn vinh trong Lễ Giáng sinh (Thụy Điển)
Kể từ năm 1966, mỗi khi Giáng sinh về tại Thụy Điển người ta lại xây dựng một hình nộm chú dê khổng lồ cao trên 13 mét có tên Yule Goat ở chính trung tâm quảng trường Gavle Castle. Khi Giáng sinh kết thúc, hình nộm này được đốt cháy sáng rực.
Đây là biểu tượng Giáng sinh lâu đời của người Scandinavia, nếu Yule Goat cháy hết được xem là lễ hội thành công. Trong lịch sử 48 năm ra đời của dê Yule Goat, nó đã được đốt cháy thành công 26 lần, trong đó, Giáng sinh năm 2013 được xem là thành công nhất.
2. Bữa tối Giáng sinh đặc biệt (Nhật Bản)
Giáng sinh chưa bao giờ được xem là một sự kiện lớn ở Nhật Bản ngoại trừ tục lệ tặng quà và cây thông Noel. Tuy nhiên tại Nhật lại có một tục lệ đón Giáng sinh rất đặc biệt, đó là bữa tiệc KFC.
KFC từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Kentucky Fried Chicken, có nghĩa, gà rán Kentucky, một trong các thương hiệu của Tập đoàn Yum Brands Inc (Mỹ). KFC chuyên về các sản phẩm gà rán và nướng, với các món ăn kèm theo và các loại sandwiches chế biến từ thịt gà tươi. Đối với người Nhật, bữa ăn tối với món KFC được xem là thịnh soạn và cao cấp để chào đón ngày Chúa Giê-xu ra đời.
3. Ra đời 13 nhân vật Yule Lads (Iceland)
Trước Giáng sinh 13 ngày có 13 nhân vật Yule Lads (kiểu như ông già Noel) đi khắp Iceland để loan báo lễ Giáng sinh đến gần giúp mọi người chuẩn bị.
Đây là những ông già Noel mang trang phục lộng lẫy và có phần quái dị, ghé thăm các em nhỏ trên khắp đất nước trong 13 đêm liên tục. Mỗi đêm, những ông già này lại đến đặt quà tại các cửa sổ. Các em nhỏ ngoan được tặng những đôi giầy đẹp, còn những em nào chưa ngoan thì được nhận món món quà không mong muốn, của khoai tây thối rữa.
Nhóm 13 nhân vật Yule Lads mang trong trang phục truyền thống của người Iceland, mỗi người có một cái tên ngộ nghĩnh như Stekkjastaur (Chuồng cừu), Giljagaur (Rãnh nước), Stufur (Gốc cây), Pvorusleikir (Chiếc thìa), Pottaskefill (Cái cạo nồi), Askasleikir (Cái bát), Hurdaskellir (Cái cửa), Skyrgamur (Gà trống)...... hay Kertasníkir (Kẻ trộm nến).
4. Ông già Noel cưỡi lừa đi tặng quà cho trẻ nhỏ (Đức)
Tại Đức, người ta tổ chức Giáng sinh theo phong cách riêng, khá độc đáo, đặc biệt là hình tượng ông già Noel Saint Nicholas cưỡi lừa (Saint Nicholas’ Day).
Không nên nhầm giữa Saint Nicholas với Weihnachtsmann (Ông già Noel), bởi Saint Nicholas thường dùng lừa để làm phương tiện đi lại, và xuất hiện ngay từ giữa đêm ngày 6 tháng 12 (Nikolaus Tag), để lại những món quà nhỏ như đồng xu, sôcôla, cam và đồ chơi trong giày dép của những đứa trẻ ngoan trên khắp nước Đức, nhất là ở vùng Bavarian. Saint Nicholas còn viếng thăm các trường học hoặc các gia đình, lưu lại các món quà nhỏ cho các em thơ, nhưng trước khi nhận quà các em nhỏ phải đọc một bài thơ, hát một bài hát hoặc vẽ một bức tranh.
Không phải lúc nào Saint Nicholas cũng vui vẻ mà đôi khi còn mang theo cả Knecht Ruprecht (Farmhand Rupert), nhân vật giống như quỷ mặc quần áo đen phủ đầy chuông và bộ râu bẩn, trên tay cầm một cây gậy nhỏ hoặc một cái roi nhỏ để trừng phạt bất cứ em bé nào chưa ngoan, không nghe lời cha mẹ hay lười học.
5. Giữ chổi để không bị mất và dịp Giáng sinh (Na Uy)
Người Na Uy có tục lệ đặc biệt trong dịp lễ Giáng sinh, không bao giờ để chổi ở ngoài vì sợ mất cắp. Tục lệ này có nguồn gốc hàng thế kỷ nay, bởi niềm tin cho rằng phù thủy và ma quỷ xuất hiện vào đêm Giáng sinh và dùng chổi làm phương tiện đi lại. Vì vậy cho đến ngày nay xã hội phát triển, nhưng người Na Uy vẫn cất giấu chổi ở nơi an toàn nhất trong nhà mỗi khi Giáng sinh về.
KIM HÙNG(Theo Momondo.com
© 2024 | Thời báo ĐỨC