Ở tuổi 45, tôi nhận ra một sự thật nghe nghịch lý nhưng không sai tí nào: Thành công, đều là "giả vờ" mà ra cả!

Muốn thành công, trước tiên xin hãy giả vờ thành công, để tư tưởng "giả vờ thành công" khắc sâu vào tâm trí, khiến nó trở thành một phần trong cuộc sống của bạn, dùng những tiêu chuẩn của người thành công để yêu cầu bản thân mình, dùng tư duy của người thành công mở ra một cục diện mới cho bản thân.

Nếu tôi nói với bạn rằng có một mẹo nhỏ, đó là mỗi ngày chỉ cần dành ra 2 phút để thay đổi tư thế, bạn sẽ trở nên tự tin và thành công hơn, bạn sẽ tin chứ? Tôi nghĩ, đúc rút của một người 45 tuổi, sẽ phần nào có ích có bạn! 

Có lẽ rất nhiều người sẽ cảm thấy điều này thật vớ vẩn, tuy nhiên, giáo sư, nhà tâm lý học xã hội Amy Cuddy của Trường kinh doanh Harvard lại nói với chúng tôi rằng điều này là đúng.

Trong một buổi thuyết giảng mang tên "Your body language may shape who you are" (tạm dịch: Ngôn ngữ cơ thể nói lên bạn là ai) trên TED, giáo sư Cuddy chỉ ra một quan điểm rất thú vị: Hãy giả vờ thành công cho tới khi bạn thực sự thành công. 

Bà từng làm qua một thí nghiệm, để mọi người duy trì ở 2 tư thế, một là tư thế tràn đầy sức lực, hai là tư thế không có chút sức lực nào cả, mỗi tư thế làm trong hai phút.

Đừng xem thường hai phút này, sau khi thí nghiệm kết thúc, so với những người ở tư thế không chút sức lực thì những người ở tư thế tràn đầy sức lực, bất kể là chỉ số về sinh lý hay hiệu suất trả lời các câu hỏi đều cho thấy rằng họ xuất sắc hơn.

Cuối cùng, giáo sư Cuddy đưa ra kết luận:

Nhiều người hay khuyên răn chúng ta rằng, nhân tố quan trọng giúp đạt được thành tựu chính là sức mạnh nội tâm. Điều này hoàn toàn không sai. Có điều, lời nói, tư thế, thậm chí cả phong cách ăn mặc cũng có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý, từ đó ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta.

Đạo lý đằng sau của điều này chính là: nếu bạn muốn thành công, hãy học cách "giả vờ thành công", dùng lời nói, phong cách và tư duy của chính mình để thực hiện tự ám thị một cách tích cực.

Giống như nhà thơ Ralph Waldo Emerson từng nói: "Tự nghĩ mình là kẻ thất bại chính là thứ khiến bạn không thể có được thành công, tự nghĩ mình là một người thành công sẽ đem lại những nguồn năng lượng tích cực mà bạn không ngờ tới."

132 1 O Tuoi 45 Toi Nhan Ra Mot Su That Nghe Nghich Ly Nhung Khong Sai Ti Nao Thanh Cong Deu La Gia Vo Ma Ra Ca

 "Giả vờ thành công" chính là một loại tự ám thị tích cực

 "Giả vờ thành công" sẽ mang lại kết quả như thế nào? Có một câu trả lời mà vào thời điểm đó đã nhận được 5 nghìn lượt yêu thích.

Chủ nhân của câu trả lời khi đó đang học tiến sỹ, mỗi tháng thu nhập 1000 tệ, nghèo tới mức đáng báo động, máy tính của anh ấy lại đang quá cũ, màn hình nhìn cũng không còn tốt. Anh ấy thích một chiếc máy tính hơn 9000 tệ và có ý định thay, tuy nhiên đây cũng là toàn bộ số tiền mà anh tích góp được.

Bạn bè xung quanh đều nói: "Nghèo như vậy mà còn mua chiếc máy tính đắt như vậy, cậu không thấy hoang phí quá à?"

Anh cũng tự hỏi mình: "Có đáng không?"

Do dự rất lâu, cho tới một buổi tối, anh đã uống rất say, buổi sáng hôm sau tỉnh dậy, đầu óc trống không, anh ấy liền đi tới ngân hàng rút số tiền mà mình tiết kiệm ra mua chiếc máy tính đắt đỏ đó.

Cuối cùng, anh ấy nói: "Đã nhiều năm như vậy rồi, giờ nhớ lại, có lẽ đó là quyết định chính xác nhất chứ không phải là một trong những quyết định chính xác nhất của tôi."

Anh ấy khi đó đang ở vào thời điểm đen tối của cuộc đời, luận văn, đồ án như một mớ hỗn độn, hầu như không có tương lai. Nhưng việc tiêu hết tiền, mua một chiếc máy tính mình thích khiến anh ấy nhận ra một điều: "Thì ra, tôi có thể có được một chiếc máy tính tốt hơn. Hoặc có thể nói, tôi xứng đáng có được một chiếc máy tính tốt hơn, một tương lai, một cuộc sống tốt đẹp hơn."

Cứ như vậy, cuộc sống của anh dần dần thay đổi, công việc nghiên cứu cũng khởi sắc hơn, sự nghiệp càng ngày càng thuận lợi hơn.

Sau này, anh ngồi nhẩm tính lại, thì ra giá trị mà chiếc máy tính đó mang lại cho anh còn gấp 20 -30 lần giá trị thực của nó.

Thật trùng hợp, ngôi sao hài kịch nổi tiếng Hollywood Jim Carrey cũng có một câu chuyện tương tự.

Tính đến năm 1990, Jim Carrey đã âm thầm làm việc ở Hollywood được 10 năm. Năm đó, vì đang cảm thấy quá chán nản, Jim đã đưa ra một quyết định đó là mở một chi phiếu 10 triệu USD, thời gian quy đổi là 5 năm sau.

Bằng tờ chi phiếu này, Jim đã đặt ra cho mình một niềm tin: mình nhất định sẽ nổi tiếng.

Thực tế, chỉ mất 4 năm, Jim đã trở nên nổi tiếng với bộ phim "The Mask", trở thành một trong những diễn viên hài kịch được nhận thù lao cao nhất Hollywood.

2 câu chuyện tương tự nhau, đều nói lên một chân lý: muốn thành công, trước tiên bạn phải tin rằng mình có thể thành công.

Rất nhiều người cảm thấy cuộc sống của mình không thuận lợi. Thực lực, tầm nhìn, cơ hội… những vấn đề này khoan hãy nói, điều quan trọng hơn đó là trong lúc phải sống trong dày vò, khổ sở, họ đã mất đi ý chí chiến đấu, hướng về phía trước, không còn niềm tin rằng mình có thể trở nên tốt hơn.

Phong thái của một người, không chỉ cho thấy thế giới nội tâm của họ, mà ngược lại còn khiến đời sống nội tâm của họ trở nên mạnh mẽ hơn.

Thử nghĩ xem, nếu một người không để ý đến vẻ ngoài, ăn mặc lôi thôi, cả ngày chỉ biết than ngắn thở dài, lúc nào trông cũng như đang mất hi vọng vào cuộc sống, vậy ai có thể tin rằng họ có thể trở nên tốt hơn? Bản thân họ liệu có nghĩ mình có thể trở nên tốt hơn?

Bộ dạng như vậy rất dễ khiến bạn rơi vào vòng luẩn quẩn: bản thân không ôm hi vọng, những người xung quanh cũng chẳng ai tin mình, cuộc sống rơi vào bế tắc, cứ vậy lại càng thêm tin tưởng rằng bản thân mình không thể tốt lên, lại tiếp tục không ôm hi vọng…

Cứ nghĩ mà xem, xung quanh chúng ta tồn tại biết bao nhiêu người mắc kẹt trong cái vòng luẩn quẩn này, cả đời cũng không cách nào thoát ra được, kể cả khi cơ hội có ở ngay trước mắt, họ cũng không cách nào nắm bắt được.

Vì vậy, muốn thoát ra được cái vòng luẩn quẩn đó, bạn cần phải giả vờ thành công, tin tưởng rằng mình có thể trở nên tốt hơn.

Cái gọi là "giả vờ thành công" nên bắt đầu từ môi trường bên ngoài, định hình lại sự tự tin của mình, suy nghĩ như những người thành công, tự mình tạo dựng một cục diện và tầm nhìn mới với một tư duy mới, một con người mới.

132 2 O Tuoi 45 Toi Nhan Ra Mot Su That Nghe Nghich Ly Nhung Khong Sai Ti Nao Thanh Cong Deu La Gia Vo Ma Ra Ca

"Giả vờ thành công" thực ra là một phương thức tư duy

Mấy năm trước, tôi tốt nghiệp đại học, vào làm cho một công ty truyền thông mới, mỗi ngày phụ trách biên tập và đăng nội dung lên các trang mạng xã hội, cũng có thể coi laf một biên tập viên. Tôi rất thành thạo công việc này, chẳng qua cũng chỉ là copy và paste thôi, cũng chưa bao giờ nghĩ mình còn có thể làm được việc gì khác.

May mắn thay, tôi gặp được cấp trên trước đây của mình, ông ấy thấy được tiềm năng của tôi nên đã quyết tâm bồi dưỡng. Một hôm, ông ấy gọi tôi đến văn phòng và nói: "Trong vòng một năm, tôi sẽ bồi dưỡng cậu trở thành một chủ biên tài giỏi."

Tôi lúc đó bị dọa sợ, tôi chỉ vừa mới tốt nghiệp, trong vòng một năm có thể trở thành chủ biên, tôi thực sự có thể ư?

Ông ấy ra vẻ thần bí nói: "Được, chỉ cần cậu học cách làm sao để đứng từ góc độ của một chủ biên để suy nghĩ."

Từ sau ngày hôm đó, câu hỏi yêu thích nhất mà ông ấy luôn hỏi tôi chính là: "Nếu cậu là một chủ biên, cậu sẽ làm như thế nào?"

Lúc đó, tôi vừa mới tốt nghiệp, ăn mặc cũng khá tùy tiện, lúc nào cũng quần bò với giày thể thao, ông ấy hỏi tôi: "Chủ biên thì thường phải giao lưu với người khác, cậu đã từng gặp chủ biên nào mặc quần bò, đi giày thể thao đi gặp người khác chưa?"

Có lúc, tôi và đồng nghiệp xảy ra bất đồng quan điểm, ông ấy hỏi tôi: "Giả sử cậu là chủ biên, cậu phải làm sao để đoàn kết nhân viên lại, cùng nhau đồng tâm hiệp lực làm việc?"

Dưới sự chỉ dạy của ông ấy, tôi dần khoác lên mình một phong cách chỉnh tề và tác phong làm việc lành nghề, học cách hợp tác với đồng nghiệp, học cách kiễn nhẫn lắng nghe…

Quan trọng hơn đó là tôi không còn xem mình là một tên nhãi chỉ biết có copy và paste nữa, dần dần học được cách đứng từ góc độ của một chủ biên để suy xét:

Tôi sẽ suy nghĩ đến phương hướng phát triển cho thương hiệu truyền thông của mình, nếu cứ đăng lại bài của người khác thì sẽ không tạo ra được dấu ấn riêng, nhất định phải sáng tạo, vậy là tôi bắt đầu tự mình viết bài.

Sau khi đã đăng bài, tôi sẽ không như lúc trước liền đi chơi điện tử mà sẽ căn cứ vào số liệu thống kế, suy nghĩ xem làm sao để có thể viết tốt hơn, sắp xếp ý tứ có thể nào tinh tế hơn không, làm sao để thu hút người đọc?

Thậm chí, khi đó lượng người theo dõi vẫn còn ít, tôi bắt đầu suy nghĩ, chúng tôi phải thiết kế công việc và vận hành ra sao mới khiến cả nhóm làm việc có hiệu quả hơn.

Cứ như vậy, trong vòng nửa năm, tôi viết được hơn 10 bài viết nhận được lượt xem vô cùng lớn, lượt người theo dõi cũng vì vậy mà tăng lên 200 nghìn người, tôi cũng thay thế lãnh đạo, trở thành chủ biên.

Lúc này, tôi mới phát hiện ra, từ một sinh viên mới tốt nghiệp trở thành chủ biên của một công ty truyền thông có hơn 300 nghìn người quan tâm, căn bản không cần đến một năm, chỉ cần bạn đứng từ góc độ của một chủ biên để xem xét vấn đề.

Thực ra, giả vờ mình là một người thành công, đây là một phương thức tư duy, bạn phải đứng ở góc độ của một người thành công để suy nghĩ, xem xem mình còn cách thành công thực sự bao xa và mình cần phải làm những gì để thu hẹp lại khoảng cách đó.

Rất nhiều sở dĩ không cách nào thành công được là bởi họ cứ mãi giam mình trong cái bóng của một kẻ thất bại, luôn nhìn vấn đề dưới con mắt của một kẻ thất bại.

Nếu đã là một kẻ thất bại, tự nhiên phương pháp suy nghĩ cũng sẽ rất tiêu cực, muốn thành công, hãy suy nghĩ như một người thành công.

132 3 O Tuoi 45 Toi Nhan Ra Mot Su That Nghe Nghich Ly Nhung Khong Sai Ti Nao Thanh Cong Deu La Gia Vo Ma Ra Ca

 "Giả vờ thành công" chỉ là một sự khởi đầu

Đọc đến đây, có lẽ sẽ có rất nhiều người hỏi: nếu cứ giả vờ thành công như vậy, có khi nào suốt ngày chỉ nghĩ đến chuyện ảo tưởng, khoe khoang, như vậy thành công sẽ càng xa vời hơn?

Thực ra, "giả vờ thành công" không phải là mục đích, nó chỉ là một phương pháp, mánh khóe; nó cũng không phải là vạch đích mà chỉ là điểm xuất phát.

Chúng ta chăm chút để có một vẻ ngoài chỉnh tề, sáng sủa không phải để lên sân khấu đi catwalk, mà là để có được sự tự tin.

Chúng ta học cách đứng từ góc độ của người thành công để xem xét vấn đề không phải là để ra vẻ mà là để học hỏi con đường mà những người thành công đã đi qua, hi vọng một ngày nào đó mình cũng sẽ trở thành một người thành công.

Lỗ Tấn từng nói: "Mặt nạ nếu được đeo quá lâu dần dần sẽ biến thành mặt thật, nếu muốn tháo nó ra, trừ phi làm tổn thương đến xương thịt."

Câu nói này thường dùng để ám chỉ những sự thay đổi tiêu cực, nhưng suy cho cùng, nếu như chiếc mặt nạ đó là thứ mà chúng ta luôn mong muốn vậy cứ đeo trước đã thì cũng đâu có sao?

Tin vào sức mạnh của việc "giả vờ" hoàn toàn không phải là để bảo bạn học cách gian dối mà là để bạn tin vào sức mạnh của hành động, sức mạnh của lời nói.

Nhất cử nhất động của bạn, lời nói, cảm xúc của bạn đều có ảnh hưởng đến cảm xúc và tư duy của bạn. Đến cuối cùng bạn có thể trở thành người như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn muốn trở thành một người ra sao.

Vì vậy, muốn thành công, trước tiên xin hãy giả vờ thành công, để tư tưởng "giả vờ thành công" khắc sâu vào tâm trí, khiến nó trở thành một phần trong cuộc sống của bạn, dùng những tiêu chuẩn của người thành công để yêu cầu bản thân mình, dùng tư duy của người thành công mở ra một cục diện mới cho bản thân.

Bạn phải "giả vờ thành công" cho tới khi bạn thực sự thành công, bởi vì thành công đều là "giả vờ" mà ra cả.

Như Quỳnh

Theo Trí Thức Trẻ


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày