Hãy thay ba từ ngạo mạn “Vua Tiếng Việt” bằng một cách gọi khiêm tốn

Hãy thay ba từ ngạo mạn “Vua Tiếng Việt” bằng một cách gọi khiêm tốn. Chẳng hạn “Cùng học Tiếng Việt” hay một tên gọi nào khác cho phù hợp với thực tế.

1 Hay Thay Ba Tu Ngao Man Vua Tieng Viet Bang Mot Cach Goi Khiem Ton

BIẾT MÌNH BIẾT NGƯỜI

1.Tục ngữ Việt nam có câu “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”. Binh pháp Tôn Tử viết “Biết người biết ta, trăm trận không nguy; không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua; không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại”.

Ta có thể ‘biết ta’, cũng có thể ‘không biết ta’. Còn ‘biết người’ thì khó hơn nữa.

Có ‘biết người’ thì mới ‘biết ta’ ở mức độ nào so với người. Tức là có ‘biết người’ thì mới ‘biết ta’. Cho nên, trước hết là phải ‘biết người’.

2.Phép xã giao khuyên nhủ đến làm khách thì nên nói điều tốt đẹp và tránh chê bai.

Nên khách thường hay khen chủ. Bởi vậy, thấy khách khen, thì đừng nghĩ đó là hoàn toàn sự thật mà nhầm tưởng về mình. Chẳng hạn như một khách nước ngoài khen “Việt Nam là điểm sáng trong khi kinh tế toàn cầu ảm đạm”, hay ngỏ ý “muốn học tập kinh nghiệm chống Covid, chống tham nhũng của Việt Nam” thì phải biết đó là những lời xã giao.

Khi nhận được những lời xã giao thì đừng tưởng thật mà ngộ nhận, rồi dẫn đến ‘không biết mình’. Muốn ‘biết mình’ thì phải khiêm tốn.

3.Vận dụng phép ‘biết mình’ ‘biết người’ cho chương trình “Vua Tiếng Việt”.

Chương trình “Vua Tiếng Việt” ‘không biết mình’, ‘không biết người’. Viết sai chính tả sơ đẳng cũng trở thành “Vua Tiếng Việt”. Một cách vô tình đã hạ thấp giá trị Tiếng Việt.

4. Ngồi ở ngôi cao mà ‘không biết mình’, ‘không biết người’ thì sẽ mang lại tai hoạ không chỉ cho riêng mình mà cho cả bàn dân thiên hạ.

Ts Nguyễn Ngọc Chu


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày