Nghề bán lẻ của người Việt tại Đức dần biến mất vì sao?

Sau khi nước Đức thống nhất, trải qua quá trình bươn chải tự kiếm sống, người Việt ở Đức đã tích lũy cho mình được chút vốn liếng, nhưng nay thì tình hình đã đổi khác vì các mặt hàng rẻ tiền đã không còn chỗ đứng trên thị trường, một số người đã chọn cho mình hình thức kinh doanh và làm việc mới trên môi trường Internet.

Hiện nay, một cuộc sống không có mạng Internet là điều không tưởng.

Và một cuộc sống không có tiền bạc? Điều này cũng gần như không tưởng. Tuy nhiên mạng Internet có thể cung cấp những công việc gì? Và có thể thu nhập được bao nhiêu thông qua các công việc này?

Công việc Online trực tuyến bùng nổ, với người sử dụng và với người sáng tạo ra nó. Cách đây vài năm, nguyện vọng và mơ ước nghề nghiệp của các bạn trẻ là làm một nghề nào đó có liên quan tới truyền thông, thì hiện nay nguyện vọng và mơ ước nghề nghiệp của các bạn trẻ lại là làm một nghề nào đó trực tuyến Online. Và không kém phần quan trọng là sự kết hợp của cả hai lĩnh vực.

Nghề bán lẻ của người Việt tại Đức dần biến mất vì sao? - 0

Ảnh minh họa: THANH NIEN

Đó đủ là lý do để trang thông tin „ Gehalt.de" tổng hợp đánh giá dự liệu nhu nhập của 1939 người làm công việc trực tuyến. Trong đó có các các nghành nghề điển hình trong lĩnh vực này như nghề phát triển phần mềm, kinh doanh bán hàng, tiếp thị trực tuyến, quản lý SEO, quản lý mạng truyền thông xã hội, quản lý nội dung trang Web và đồ họa.

Thể theo thống kê nghiên cứu thì những nhà Lập trình viên có mức thu nhập cao nhất với gần 48.400 Euro một năm.

Mức thu nhập của các chuyên gia Công nghệ thông tin (CNTT) cao hơn nhiều so với mức thu nhập bình quân của ngành. Và cũng vì sự thiếu hụt nhân sự trong lĩnh lực CNTT, nên thường có thể có việc làm trong lĩnh vực này mà không cần có trình độ Đại học. Tuy nhiên nếu muốn đạt tới những vị trí quản lý cao thì trình độ Đại học có ưu thế nhiều hơn so với trình độ học nghề.

 

Công việc với mức thu nhập thấp nhất trong lĩnh vực công việc trực tuyến là nghành Đồ họa với thu nhập chỉ ở mức 36.900 Euro một năm. Những người làm đồ họa thường xuyên tối ưu và mở rộng Bản sắc của công ty, tạo dựng ngôn ngữ hình ảnh cho một công ty hay thương hiệu. Họ thiết kế các trang Web và hỗ trợ các đồng nghiệp của mình trong việc thiết kế sáng tạo nội dung.

Với mức thu nhập nằm ở mức bình quân là quản lý Tiếp thị trực tuyến.

Thu nhập của họ thường nằm ở mức 41.260 Euro một năm. Họ chịu trách nhiện cho tất cả các hoạt động quảng cáo trực tuyến, và đưa ra các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số khác nhau. Họ phân tích thị trường và xu hướng trong tương lai để đem lại thành công các chiến dịch quảng cáo của họ.

Quản lý SEO cũng thuộc trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến. Tuy nhiên hoạt động của họ là tập trung vào tối ưu hóa công cụ phương thức tìm kiếm. Họ nâng cao khả năng được tìm thấy của một thương hiệu hay công ty thông qua công cụ tìm kiếm như Google. Mức thu nhập của các nhà quản lý SEO cũng ở mức tương tự như của người quản lý tiếp thị trực tuyến. Họ thu nhập khoảng 38.480 euro một năm.

Cũng có mức thu nhập tương tự là những quản lý bán hàng.

Họ có mức lương hàng năm là 38.735 euro. Thông thường các quản lý bán hàng còn được nhận tiền hoa hồng và tiền thưởng. Họ có trách nhiệm cho việc bán một phần mềm hoặc một ứng dụng trực tuyến.

Quản lý Truyền thông xã hội là các chuyên gia chịu trách nhiệm về nội dung trên các phương tiện truyền thông xã hội. Họ kể những câu chuyện cho người hâm mộ trên Facebook, Instagram, Twitter và Snapchat. Họ đăng hình ảnh, video hoặc bài cùng sự kiện "trực tiếp". Họ nhận mức lương trung bình hàng năm là 37.330 euro.

Quản lý nội dung Content Manager cung cấp biên tập nội dung như văn bản, hình ảnh hoặc video để hiện diện trực tuyến chẳng hạn như trang chủ hoặc blog của một công ty tập đoàn. Và họ thu nhập khoảng 37.060 euro.

Nguồn: Đặng Hà Ngọc Mai/ Thời Báo.de


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày