Tháng 9 tới, 19 học viên Việt Nam từ 20 tới 29 tuổi sẽ bắt đầu khóa đào tạo điều dưỡng viên chăm sóc người già ở nhiều địa phương trên nước Đức.
Trong cuộc hẹn gặp báo chí ở phòng học của Trung tâm đào tạo Kolping ở Gartenstrasse, các bạn trẻ đã chứng minh khả năng tiếng Đức của mình. Loan nói: „Tôi muốn học nghề ở Đức, vì ở Đức đang thiếu điều dưỡng viên chăm sóc người già và người bệnh“. Tú, năm nay 20 tuổi nói thêm: „Tôi coi trọng tất cả mọi người và muốn giúp đỡ họ“. Họ hoàn toàn tập trung vào việc học trong cái nóng bức của mùa hè. Ông Jürgen Witznick, Hiệu trưởng Trung tâm đào tạo Kolping ở Ravensburg, bà Anne Reiser, Phó trưởng phòng Bồi dưỡng chung và Trưởng dự án Miriam Ann Hüttl rất vui mừng vì những học sinh hăng hái học tập. Việc học tiếng Đức cũng đỡ khó một chút, vì tiếng Việt cũng sử dụng chữ Latinh.
Anh thì ca ngợi nước Đức là một nước phát triển cao trên mọi lĩnh vực. Cô nói: „Tôi muốn ở lại Đức mãi và hy vọng rằng thỉnh thoảng tôi có thể về thăm gia đình“.
Thuận, năm nay 29 tuổi thì thừa nhận rằng cô đã nhớ nhà một chút. Tuy nhiên, cô nhấn mạnh với vẻ ca ngợi: „Ở đây không bị tắc đường. Và tất cả đều tôn trọng luật lệ! Tôi rất thích điều đó“.
Ở Việt Nam, một quốc gia Đông Nam Á thì điều đó có lẽ khác, vì 70% dân số dưới 30 tuổi. Nước này chỉ nhỏ hơn Đức 7% và có dân số cũng tương tự.
Trưởng dự án Miriam Ann Hüttl thì hỗ trợ cho các học viên điều dưỡng tương lai, khi họ gặp khó khăn trong việc vượt qua những thủ tục giấy tờ ở Đức. Bà thuê nhà ở cho họ, chuẩn bị đơn từ, hồ sơ, giúp họ khi đi tới các cơ quan công quyền hoặc trong việc mở tài khoản ngân hàng. Bà cũng giúp họ trong việc tiếp xúc với các cơ sở điều dưỡng người già. Sau khi chuyển sang học nghề, các bạn trẻ Việt Nam, với tư cách là thành viên của Hội „vietduc.care“ vẫn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ.
Trung tâm đào tạo Kolping, nơi các học viên Việt Nam đang học tiếng Đức.
Chiến, năm nay 21 tuổi, cho biết là hiện nay nhiều người trẻ tuổi ở Việt Nam không có công ăn việc làm. Anh muốn trở thành điều dưỡng viên để có thể giúp đỡ cho những người già và qua đó cải thiện khả năng tiếng Đức của mình.
Thủy nhận xét: „Chúng tôi có thể học miễn phí. Trong khi đó, nhiều người trẻ ở Việt Nam lại không có công ăn việc làm“. Ngược lại, nhu cầu điều dưỡng viên được đào tạo cơ bản lại đang gia tăng mạnh ở Đức, Áo và Thụy Sĩ. Tình trạng khan hiếm điều dưỡng viên này đang là một cơ hội đối với các bạn trẻ Việt Nam.
Giáo sư Winfried Hüttl, cha của Miriam Ann Hüttl là Chủ tịch Hội công ích.
Đầu những năm 90, ngay sau khi CHXHCN Việt Nam mở cửa đối với nền kinh tế thị trường, với tư cách là nhà báo và giảng viên đại học, ông đã xây dựng mối quan hệ gần gũi với Việt Nam. Năm 2015, ông đã cùng với các giảng viện đại học Đức và Việt Nam, doanh nhân và một số cá nhân thành lập tổ chức công ích với mục tiêu chuẩn bị cho các bạn trẻ ở Việt Nam trước khi sang học nghề điều dưỡng người già và y tế ở Đức, giúp đỡ họ cho tới khi thi tốt nghiệp.
19 học viên Việt Nam đã ở Đức trên một tháng.
Thời gian qua, họ cũng đã có thời gian tìm hiểu quanh vùng và đi thăm những danh lam thắng cảnh ở đây. Ngay lập tức, một số người đã nhắc tới hồ Bodensee và mặt mũi sáng bừng lên.
Việt Nam, quê hương của các học viên điều dưỡng này là một quốc gia miền duyên hải. Kỳ vui vẻ nhận xét: „Nhược điểm của Đức có lẽ là lạnh vì có tuyết, có lẽ khi đó chúng tôi phải mặc thật ấm“.
Nguồn: Báo Chính Phủ
© 2024 | Thời báo ĐỨC