Đó là: Dự án góp vốn, mua cổ phần của Beerco Limited (Hồng Kông) vào công ty TNHH Vietnam Beverage, giá trị vốn góp là 3,85 tỷ USD với mục tiêu chính là sản xuất bia và mạch nha ủ men bia tại Hà Nội.
Dự án chế tạo lốp xe Radian toàn thép ACTR (Trung Quốc), tổng vốn đầu tư đăng ký 280 triệu USD đầu tư tại Tây Ninh với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR.
Dự án Nhà máy chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện, tổng vốn đầu tư đăng ký 260 triệu USD do Goertek (Hongkong) co., Limited đầu tư tại Bắc Ninh.
Dự án Công ty TNHH lốp Advance Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký 214,4 triệu USD do Guizhou Advance Type Investment co.,ltd (Trung Quốc) đầu tư với mục tiêu sản xuất, tiêu thụ lốp, cao su và các sản phẩm liên quan tại Tiền Giang.
Dự án Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam (Hồng Kông)với mục tiêu thiết kế, lắp ráp và sản xuất linh kiện điện tử tại Hà Nội điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 200 triệu USD.
Vốn cấp mới từ Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam trong 11 tháng đã hơn gấp đôi cả năm 2018.
Trung Quốc dồn dập rót vốn vào Việt Nam - Vietnamnet
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, vốn đăng ký cấp mới từ Trung Quốc trong 11 tháng đạt hơn 2,28 tỷ USD. Con số này cao hơn gấp đôi so với mức trung bình ba năm gần nhất và đưa Trung Quốc vươn lên vị trí thứ hai, chỉ sau Hàn Quốc, về vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Quy mô này không chỉ tăng cao đột biến so với cùng kỳ, mà còn đi ngược với diễn biến chung. Trong 11 tháng, vốn FDI cấp mới chỉ đạt gần 14,7 tỷ USD, giảm 7% so với năm 2018 và chỉ tương đương 74% của năm 2017. Theo giới phân tích, một phần nguyên nhân đến từ sự dịch chuyển dòng vốn do thương chiến, nhưng lý do khác còn là sự thay đổi về chính sách môi trường của Trung Quốc.
Biểu đồ thể hiện vốn FDI đăng ký mới từ Trung Quốc vào việt Nam từ năm 2014-2019 (ảnh chụp màn hình từ bài viết trên báo VnExpress).
Làn sóng dịch chuyển đầu tư xuất hiện trong các báo cáo đánh giá về Việt Nam từ cuối năm trước, khi thương chiến Mỹ - Trung leo thang. Các biện pháp đáp trả thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo áp lực lên những doanh nghiệp đầu tư tại Trung Quốc.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm đầu Đông Nam Á, lạm phát duy trì ở mức thấp, tiền đồng mất giá không quá 2%, Việt Nam được kỳ vọng là điểm đến tiếp theo của dòng vốn đầu tư, từ những doanh nghiệp đa quốc gia cho tới những nhà máy sản xuất. Sự gia tăng của dòng vốn FDI đăng ký mới từ Trung Quốc phần nào đã xác nhận xu hướng này.
Tổng giá trị FDI còn hiệu lực của Hàn Quốc và Nhật Bản tính đến cuối tháng 10 là 66 tỷ USD và 59 tỷ USD, bỏ xa Hong Kong (22,3 tỷ USD) và Trung Quốc (15,8 tỷ USD). Tuy vậy, vốn đầu tư từ Trung Quốc và Hong Kong lại đang tăng nhanh. Tăng trưởng giá trị FDI còn hiệu lực tính đến cuối tháng 10/2019 của Hàn Quốc và Nhật Bản là 6,5% và 3,3%, trong khi đó tăng trưởng của Trung Quốc và Hong Kong là 18,5% và 12,7%.
Tuy nhiên, trong báo cáo đầu tháng 11, bộ phận phân tích của Công ty chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng, vốn FDI đăng ký mới từ Trung Quốc tăng cao không hẳn chỉ vì thương chiến.
"Khoảng thời gian chưa đến 10 tháng kể từ khi nổ ra thương chiến (tháng 6/2018) là rất ngắn để hiện thực hóa quyết định dịch chuyển đầu tư do áp lực tăng thuế của Mỹ", báo cáo của SSI viết.
Trong khi đó, các quy định ngày một khắt khe về môi trường, theo SSI Research, đã và đang tác động đến việc dịch chuyển sản xuất của các doanh nghiệp Trung Quốc sang các quốc gia lân cận, trong đó có Việt Nam.
"Một số dự án lớn được cấp giấy phép đầu tư trong 4 tháng đầu năm như Hoá chất dệt nhuộm Huanyu (60 triệu USD, cấp phép tháng 1), Lốp Advance (214 triệu USD, tháng 2), Lốp xe Radian toàn thép ACTR (280 triệu USD, tháng 4) đều là các nhà máy có khả năng ô nhiễm cao", báo cáo viết.
Trong nhóm 5 nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, Hàn Quốc và Singapore đứng ở vị trí thứ 2 và thứ 3 với số vốn lần lượt là 2,6 tỷ USD và 2,08 tỷ USD; nhà đầu tư Nhật Bản đứng vị trí thứ 5 với số vốn đầu tư vào Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD.
Đáng lưu ý, nỗi lo về mặt trái của nguồn vốn đầu tư Trung Quốc vẫn còn đó, Việt Nam đã có nhiều bài học mà dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông là điển hình và nhiều chuyên gia đã liên tục cảnh báo về điều này.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khi trả lời phỏng vấn báo chí chỉ ra rằng:
"Hiện nay, cái mà Việt Nam thiếu không phải là vốn, trong thời gian vừa qua rất nhiều nhưng chúng ta sử dụng rất kém, những cái đau của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có thế thôi mà gần lên đến 900 triệu USD. Chất lượng cũng đặt ra câu hỏi, nhiều người còn nói đùa có làm xong cũng không dám đi.
Kéo dài bao nhiêu năm như vậy, bài học quá rõ, vay ODA hay gì thì họ cũng chủ động, tiến độ, thiết bị cũng của họ. Tiến độ kéo dài ra bao lâu từ đó đội vốn gấp 3 lần so với trước. Tất cả cái đó đặt ra nhiều vấn đề.
Các điều kiện ràng buộc vô lý của họ cũng là đấu thầu nhưng lại chọn giá rẻ, ngoài giá rẻ không biết có chuyện đi đêm hay không? Tôi rất nghi ngờ điều đó".
Minh Sơn
Theo: Bao DATVIET/VNEXPRESS.NET
© 2024 | Thời báo ĐỨC