Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 - Ảnh: DUYÊN PHAN
Tính từ 16h ngày 15-11 đến 16h ngày 16-11, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.650 ca nhiễm mới, trong đó 9 ca nhập cảnh và 9.641 ca ghi nhận trong nước (tăng 1.038 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 4.369 ca trong cộng đồng).
Bình Thuận thêm 439 ca trong 24 giờ, "bổ sung" 609 ca
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP.HCM (1.183), Tây Ninh (683), Tiền Giang (671), Đồng Nai (631), Bình Dương (607), An Giang (482), Bình Thuận (439), Đồng Tháp (392), Sóc Trăng (343), Cà Mau (340), Bạc Liêu (328), Kiên Giang (324), Bà Rịa - Vũng Tàu (300), Vĩnh Long (291), Bình Phước (199), Trà Vinh (194), Bến Tre (185), Cần Thơ (158);
Hà Nội (158), Khánh Hòa (150), Nghệ An (145), Hà Giang (122), Thái Bình (106), Long An (100), Hậu Giang (96), Đắk Lắk (88), Lâm Đồng (84), Bắc Ninh (81), Nam Định (73), Thừa Thiên Huế (70), Quảng Nam (61), Bắc Giang (60), Thanh Hóa (52), Gia Lai (50), Bình Định (48), Đắk Nông (44), Ninh Thuận (35), Đà Nẵng (34), Quảng Ngãi (32), Hải Dương (29), Tuyên Quang (27);
Quảng Trị (22), Quảng Bình (18), Quảng Ninh (15), Phú Thọ (14), Phú Yên (11), Vĩnh Phúc (11), Lạng Sơn (9), Hưng Yên (9), Điện Biên (8), Hà Nam (7), Hà Tĩnh (7), Cao Bằng (4), Kon Tum (3), Lào Cai (2), Hòa Bình (2), Thái Nguyên (2), Sơn La (1), Yên Bái (1).
Ngày 16-11, CDC Bình Thuận đăng ký bổ sung thông tin cho 609 ca nhiễm đã được lấy mẫu từ các ngày trước đó tại Bình Thuận.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: An Giang (-178), Hà Nội (-81), Long An (-36).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tiền Giang (+171), Cà Mau (+125), Bà Rịa - Vũng Tàu (+122).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 8.557 ca/ngày.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.045.397 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.609 ca nhiễm).
Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay) ghi nhận 1.040.346 ca, trong đó có 868.180 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (449.776), Bình Dương (244.720), Đồng Nai (79.262), Long An (36.772), Tiền Giang (21.951).
Về điều trị, trong ngày 16-11, có thêm 6.481 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 870.997 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.101 ca
Từ 17h30 ngày 15-11 đến 17h30 ngày 16-11 ghi nhận 87 ca tử vong, trong đó tại TP.HCM 35 ca, Bình Dương (7), Long An (6), Bạc Liêu (6), Đồng Nai (5), Cà Mau (5), Tây Ninh (3), Đồng Tháp (3), Bình Thuận (3), An Giang (3), Sóc Trăng (2), Tiền Giang (2), Kiên Giang (2), Gia Lai (1), Vĩnh Long (1), Khánh Hòa (1), Bến Tre (1), Hậu Giang (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 83 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.270 ca, chiếm tỉ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Về tiêm chủng, trong ngày 15-11 có 1.089.217 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 100.862.898 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 64.767.521 liều, tiêm mũi 2 là 36.095.377 liều.
Bộ Y tế yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin
Bộ Y tế vừa có văn bản hỏa tốc gửi bí thư các tỉnh ủy, thành ủy trong cả nước đề nghị khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng; Trong tháng 11, địa phương nào không đảm bảo tỉ lệ phủ vắc xin, phải chịu trách nhiệm về việc chậm trễ trong tiêm chủng.
Bộ cũng yêu cầu địa phương chủ động rà soát tình hình sử dụng vắc xin, tổng hợp và báo cáo số lượng vắc xin phòng COVID-19 được cấp từ nguồn Bộ Y tế và các nguồn khác (nguồn do doanh nghiệp viện trợ trực tiếp cho địa phương…), số vắc xin còn tồn và báo cáo nguyên nhân.
Trong trường hợp địa phương không kịp sử dụng và không có nhu cầu sử dụng số vắc xin được cấp phải báo cáo kịp thời cho các viện vệ sinh dịch tễ để điều phối đảm bảo sử dụng vắc xin hiệu quả. Địa phương, đơn vị nào nhận vắc xin từ nguồn khác không báo cáo Bộ Y tế, không kiểm định theo quy định mà tự tổ chức tiêm thì phải chịu trách nhiệm.
Cũng theo Bộ Y tế, các sở y tế phải đề xuất nhu cầu cần cấp từ nay đến cuối năm để bao phủ đủ mũi cho toàn bộ đối tượng từ 18 tuổi trở lên, trẻ em từ 12-17 tuổi trên địa bàn và nhu cầu vắc xin năm 2022; báo cáo Bộ Y tế trước ngày 20-11-2021.
Sau ngày 20-11, địa phương nào không có đề xuất, được hiểu là không có nhu cầu, Bộ Y tế sẽ không cấp vắc xin cho địa phương.
Theo Bộ Y tế, so với số vắc xin đã phân bổ và số lượng đã tiêm thì đến nay vẫn còn trên 15 triệu liều chưa được sử dụng; trong khi từ nay đến tháng 12-2021, lượng vắc xin sẽ về nhiều.
Theo thống kê, đến ngày 14-11 vẫn còn 9/63 tỉnh có tỉ lệ bao phủ ít nhất một liều vắc xin dưới 70% dân số từ 18 tuổi trở lên, trong đó 5 tỉnh có tỉ lệ bao phủ thấp nhất là Sơn La (45,5%), Thanh Hóa (50,6%), Nam Định (58,2%), Nghệ An (60,0%) và Cao Bằng (63,2%).
Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online
© 2024 | Thời báo ĐỨC