Foto: Các đại biểu tại buổi làm việc
Một số nội dung hợp tác trong thời gian tới được phía Việt Nam quan tâm đề xuất gồm:
Tiếp tục chuyển giao chương trình đào tạo thí điểm, hỗ trợ hoàn thiện chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp trong đó tập trung gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hỗ trợ xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo và được kiểm định đạt chất lượng theo tiêu chuẩn và mô hình của Đức cho một số ngành nghề tại Việt Nam.
Tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm về công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề giữa hai quốc gia, hỗ trợ các khóa đào tạo, bồi dưỡng tại Đức về kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề của Việt Nam nhằm đạt chuẩn giáo viên dạy nghề theo quy định của Đức...
Tại buổi làm việc, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng cho biết: Từ khi thống nhất hệ thống giáo dục nghề nghiệp về một đầu mối quản lý là Bộ LĐ-TB&XH đến nay, quy mô tuyển sinh, cơ cấu và chất lượng đào tạo đã có nhiều thay đổi rõ rệt.
Tổng cục đã tập trung vào các điều kiện đảm bảo chất lượng, trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng nghề cho đội ngũ nhà giáo, xây dựng chuẩn đầu ra, dần hoàn thiện khung pháp lý triển khai đồng bộ Luật giáo dục nghề nghiệp.
Công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp được đẩy mạnh và được sự quan tâm của các cấp các ngành, của doanh nghiệp, nhận thức của người dân và xã hội về giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực.
Một trong những nội dung quan trọng cần tập trung thực hiện trong thời gian tới là công tác phân luồng, hướng nghiệp cho đối tượng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học giáo dục nghề nghiệp.
Anh Quang, GDTĐ
© 2024 | Thời báo ĐỨC