Thầy hiệu trưởng ở Hà Nội cho biết: Kiểm tra 500 học bạ đầu vào lớp 10 thì hết 300 học sinh khá giỏi đều có lời phê giống nhau

Hệ quả khó lường của giáo dục chỉ chạy theo thành tích, chỉ chú trọng cung cấp kiến thức là gì?

Thầy Nguyễn Văn Hòa là người sáng lập Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy (Hà Nội). Mới đây, xuất hiện trong chương trình Vì sao nên lựa chọn xây dựng Trường học hạnh phúc? , thầy Hòa đã có những chia sẻ đáng chú ý về vấn đề giáo dục chỉ chú trọng thành tích và cung cấp kiến thức.

"Chăm ngoan vâng lời sau này ra đời chỉ là người thừa hành, làm công ăn lương là cùng"

Theo thầy Hòa, chúng ta có quan niệm đúng sai, cái gì cũng chỉ đúng và sai. Học giỏi là đúng, là thành công. Học kém là sai. Nếu ngoan và vâng lời thì theo kinh nghiệm của thầy, sau này ra đời chỉ là người thừa hành, làm công ăn lương là cùng.

"Ông bạn của tôi nói rằng, con học trường chuyên, học giỏi lắm, ép con học từ đầu đến cuối. Tốt nghiệp đại học vẫn loại giỏi. Nhưng bây giờ bảo làm việc lớn không dám làm, sợ, ngại, đợi ai hướng dẫn, đợi có sẵn thôi. Nên đào tạo theo kiểu áp lực, không phát huy được sáng tạo, bảo gì nghe đấy, ngoan, vâng lời...

Tôi kiểm tra học bạ đầu vào lớp 10, 500 học bạ thì hết 300 học sinh khá giỏi đều có lời phê giống nhau là "con ngoan vâng lời". Thôi chết rồi. Từ kinh nghiệm, chăm ngoan vâng lời sau này ra đời chỉ là người thừa hành, làm công ăn lương là cùng. Cho nên ta không lạ gì, báo chí nêu cả trăm cả nghìn, hàng vạn sinh viên tốt nghiệp ra trường bằng giổi, bằng đỏ không xin được việc. Lỗi tại giáo dục tại xã hội. Cách đào tạo ngoan, vâng lời ra những đứa trẻ như vậy. Đào tạo kiểu đó là đào tạo những người thừa hành thôi, không ra người sáng tạo được.

1 Thay Hieu Truong O Ha Noi Cho Biet Kiem Tra 500 Hoc Ba Dau Vao Lop 10 Thi Het 300 Hoc Sinh Kha Gioi Deu Co Loi Phe Giong Nhau

Thầy Nguyễn Văn Hòa là người sáng lập Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy (Hà Nội).

Hệ quả khó lường của giáo dục chỉ chạy theo thành tích, chỉ chú trọng cung cấp kiến thức là:

Với đứa trẻ, việc ép học lấy thành tích làm cho trẻ mất tính độc lập, sự tự tin, sáng tạo, gieo vào đầu chúng nỗi khiếp sợ khi đi học, chỉ thích hợp với mục tiêu đào tạo người thừa hành. Việc chỉ chú trọng vào cung cấp kiến thức chỉ tạo ra lớp người đầu "một bồ kiến thức"; "ngoan, vâng lời" nhưng thiếu năng lực, thiếu sáng tạo, thiếu khát vọng lập nghiệp. Hãy hình dung xã hội sẽ ra sao khi đào tạo ra toàn những người chỉ biết trông chờ "chỉ đâu đánh đấy?

Một đất nước, một xã hội thiếu những người trẻ tuổi, năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám "dấn thân" sẽ ra sao trong thời đại 4.0 ngày nay? Câu trả lời sẽ là "tụt hậu". Sự khác biệt của những đứa trẻ nếu không bị ruồng rẫy, trái lại được thầy cô chăm lo, uốn nắn có thể sẽ là hạt giống thành công và hạnh phúc.

Sai lầm của giáo dục chỉ chú trọng vào cung cấp kiến thức có nguyên nhân từ đâu?

Theo thầy Hòa, chúng ta không xây dựng được trường học hạnh phúc, nguyên nhân là bị chi phối bởi 2 yếu tố:

Thứ nhất là bị chi phối bởi cách hiểu chưa đúng về mục tiêu đích thực của giáo dục. Mục tiêu của giáo dục có phải là đào tạo học sinh giỏi? Có phải là đào tạo nhân tài? Việt Nam giỏi lắm thì có hàng trăm, hàng nghìn nhân tài. Nhưng ngành giáo dục có 25 triệu con người, làm sao mà toàn nhân tài được? Cho nên phải là đào tạo, nâng cao dân trí trước hết. Người nào cũng được học, được tốt nghiệp trung học cơ sở. Tiếp đến phải là nhân lực, đào tạo những người lao động, sau đó mới là nhân tài.

Thứ hai là bị chi phối bởi cách nhìn nhận sai lầm chỉ dựa trên hai chiều đúng - sai.

Học giỏi, ngoan => Đúng, được khen ngợi, biểu dương.

Học giỏi, ngoan => Thành công trong tương lai.

Học dốt, cá biệt, cá tính => Là sai, bị kỷ luật, bị khiển trách.

Học dốt, cá biệt, cá tính => Thất bại trong tương lai, không thành công.

Ngoài đúng và sai vẫn có cách trả lời thứ ba, không đúng mà cũng không sai. Có nhiều cách trả lời, nhiều con đường, tư duy của chúng ta cũng cần có sự thay đổi.

"Nghiệm lại trong cuộc đời làm giáo dục hơn 30 năm, tôi nhận thấy hết 80, 90% học sinh của tôi không thích hợp để trở thành học sinh giỏi theo kiểu "một bồ kiến thức", trở thành tri thức, trở thành nhân tài. Nhưng bây giờ sau 30 năm, 80% là học sinh khá giỏi, theo đúng tiêu chuẩn của Bộ.

Phải chăng mục tiêu thực sự của giáo dục là dạy học sinh nên người. Cách đây 20 năm, tôi chỉ nghĩ đơn giản là sao cho học sinh hàng ngày đến trường đi học, không lêu lỏng, bụi đời, không thành kẻ bất lương. Cố gắng yêu thương, dạy nó cho đến nơi đến chốn. Không việc gì phải bức xúc, mắng chửi", thầy Hòa chia sẻ.

Việc học tập thì theo từng trò, học được đến đâu tốt đến đấy, không ép trò nào cũng phải giỏi. Cứ như thế, kiên trì từng ngày, từng ngày học sinh thích đến trường, chịu khó học tập hơn, tiến bộ hơn, đến lúc kết quả sánh ngang với các trường có tiếng khác...

Các con cần học nhiều những giá trị và kiến thức khác nhau của cuộc đời để sau này trở thành người lao động có học, làm việc chăm chỉ, biết sống và sống như một con người thực sự. Một con người bình thường biết trân trọng hạnh phúc dù nhỏ bé mà cuộc đời đã trao cho, bằng chính sức lao động của mình.

Ngỡ ngàng: Thần đồng 12 tuổi tốt nghiệp đại học loại giỏi, bố mẹ vẫn kiên quyết yêu cầu con học lại cấp 3, lí do nhiều người không nghĩ tới

Theo Hiểu Đan

Phụ nữ mới


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày