Sau dự thảo tiêu chuẩn nước mắm: Gần 4.000 tỷ đồng vốn hóa Masan 'đội nón ra đi'

Giá cổ phiếu Masan Group giảm mạnh kể từ 8/3 sau những “sóng gió” liên quan đến dự thảo tiêu chuẩn về sản xuất nước mắm.

Ngày giao dịch cuối tuần, trong khi HNX – Index tăng 0,43 điểm lên 110,44 điểm thì VN – Index đóng cửa trong sắc đỏ, giảm 4,31 điểm xuống 1.004,12 điểm.

Việc VN – Index suy giảm mạnh có nguyên nhân từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đồng loạt quay đầu lao dốc.

Trong đó, nhóm 30 cổ phiếu có sức ảnh hưởng lớn nhất lên sàn chứng khoán có tới 21 mã giảm giá, chỉ có 8 mã tăng giá. Chỉ số VN30 cũng giảm 0,79 %, tương ứng 7,36 điểm.

Các mã giảm mạnh có thể kể đến như HPG giảm tới 6,7%, NVL giảm 3,2%, VCB giảm 1,5%, VRE giảm 1,3%...

132 1 Sau Du Thao Tieu Chuan Nuoc Mam Gan 4000 Ty Dong Von Hoa Masan Doi Non Ra Di

Ông Nguyễn Đăng Quang mới đây được Forbes công nhận là một trong 5 tỷ phú USD người Việt Nam.

Xuôi theo diễn biến thị trường, mã MSN của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan cũng có phiên giảm thứ hai liên tiếp. Chốt ngày giao dịch, MSN mất 2.100 đồng, xuống 86.500 đồng/cổ phiếu.

Ngày giao dịch trước đó, mã MSN giảm 400 đồng, giao dịch mức 88.600 đồng, mất 0,45% so ngày liền trước.

Khối lượng giao dịch khá èo uột, chỉ 201,761 đơn vị.

Cụ thể, từ 8/3 – 16/3, giá cổ phiếu MSN mất 3.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng giảm 3,67% giá trị. 

Việc mất tổng cộng 3.300 đồng/cổ phiếu sau hơn tuần giao dịch khiến cho Masan Group bị “bốc hơi” gần 4.000 tỷ đồng vốn hóa.

Trước đó, dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm do Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) soạn thảo đã bị các doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống phản đối.

Nhiều tổ chức đại diện cho ngành sản xuất nước mắm truyền thống cho rằng những tiêu chuẩn đưa ra trong dự thảo không hợp lý, gây khó khăn, thậm chí triệt tiêu nước mắm truyền thống.

Trong khi đó, phía Masan cho rằng đã nghiên cứu kỹ dự thảo tiêu chuẩn nước mắm, thấy tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và khả thi.

Thành lập năm 2004, sau 15 năm phát triển, Masan Group trở thành một trong các tập đoàn tư nhân kinh doanh đa ngành, hoạt động trên nhiều lĩnh vực hàng tiêu dùng - tài chính - khai khoáng - chăn nuôi và chế biến thịt.

Niêm yết trên sàn chứng khoán từ năm 2009, cổ phiếu MNS luôn nằm trong nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường.

Ở thời điểm đầu tháng 3/2019, tập đoàn tư nhân này có vốn hóa 4,5 tỉ USD.

Năm 2018, theo công bố của doanh nghiệp, MSN đạt 38.188 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 2% so năm trước. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ ghi nhận sự bứt phá tới 58%, lên 4.916 tỷ đồng - trong nhóm các công ty tư nhân đạt lợi nhuận cao nhất trên sàn chứng khoán như Vingroup, Hòa Phát, Vietjet…

Chủ tịch và cũng là Tổng giám đốc Masan Group Nguyễn Đăng Quang mới đây được Forbes công nhận là một trong 5 gương mặt tỷ phú USD người Việt Nam.

 

 

Trước đó, báo Thanh Niên có bài "Nước + hóa chất = nước mắm công nghiệp" phản ánh tình trạng nước mắm công nghiệp có nhiều loại hóa chất trong thành phần với hàng trăm nhãn hàng khác nhau, đang chi phối thị trường.

Cụ thể, chai nước mắm thương hiệu Nam Ngư bày bán trên các chợ truyền thống, siêu thị Coop.Mart, TP.HCM, được nhiều người dân tin dùng có đến 17 hoá chất ngoài nước, muối, đường và tinh cốt cá cơm.

132 2 Sau Du Thao Tieu Chuan Nuoc Mam Gan 4000 Ty Dong Von Hoa Masan Doi Non Ra Di

Nước mắm Nam Ngư bày bán trên thị trường có 17 hoá chất. Ảnh: NDH.

Nguồn VTCNews


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày