Mỗi năm cử 400-500 cán bộ đi học ở nước ngoài

Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận 39 về chủ trương bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.

Bộ Chính trị đặt mục tiêu, giai đoạn từ nay đến năm 2025 mỗi năm cử đi nước ngoài bồi dưỡng khoảng 400 cán bộ.

Trong đó bồi dưỡng trung hạn khoảng 40, bồi dưỡng ngắn hạn 250, bồi dưỡng ngoại ngữ 120.

Riêng giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030 mỗi năm cử đi nước ngoài bồi dưỡng khoảng 500 cán bộ.

Trong đó trung hạn 50 người, ngắn hạn 300, ngoại ngữ 150.

1 Moi Nam Cu 400 500 Can Bo Di Hoc O Nuoc Ngoai

Người được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài là lãnh đạo, quản lý ở trung ương và địa phương. Ảnh: TTXVN

Nội dung bồi dưỡng vào các nhóm chính gồm tổ chức bộ máy nhà nước, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; chính sách phát triển bền vững, kinh tế, khoa học công nghệ và cách mạng công nghiệp lần thứ 4; xây dựng pháp luật và hoạt động tư pháp; kỹ năng lãnh đạo, quản lý.

Về hình thức, đối tượng bồi dưỡng gồm bồi dưỡng ngắn hạn khoảng hai tuần, tổ chức theo đoàn, mỗi đoàn khoảng 15 - 20 cán bộ có vị trí lãnh đạo, quản lý và lĩnh vực công tác tương đồng ở trung ương và địa phương.

Người được cử đi là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; cán bộ lãnh đạo cấp tổng cục, cục, vụ của các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ương.

Bồi dưỡng trung hạn khoảng ba tháng, học trực tiếp bằng ngoại ngữ đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; cán bộ lãnh đạo cấp tổng cục, cục, vụ của các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ương; cán bộ lãnh đạo cấp sở và tương đương trở lên ở địa phương.

Bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ thời gian khoảng bốn tháng trong nước và bốn tháng ở nước ngoài áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức – những người phải thường xuyên sử dụng ngoại ngữ trong công việc.

Bộ Chính trị cũng yêu cầu đổi mới nội dung, phương thức tổ chức bồi dưỡng thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng nhóm cán bộ khác nhau.

Chương trình bồi dưỡng phải kết hợp giữa học tập và khảo sát thực tế, bổ sung được kiến thức mới, kỹ năng lãnh đạo, quản lý hiện đại, trong đó có làm việc, trao đổi với đảng cầm quyền, các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, các tổ chức quần chúng... của các nước sở tại.

Phương thức bồi dưỡng trực tiếp với trực tuyến tùy theo điều kiện thực tế...

Nguồn: Báo điện tử Pháp Luật TP.HCM


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày