Ukraine phóng 'tên lửa ATACMS' tập kích sân bay Nga ở Lugansk

Ukraine phóng tên lửa được cho là ATACMS vào sân bay Nga ở Lugansk, gây ra nhiều vụ nổ, có thể đã gây thiệt hại cho một radar tầm xa.

1 Ukraine Phong Ten Lua Atacms Tap Kich San Bay Nga O Lugansk

Leonid Pasechnik, lãnh đạo chính quyền do Nga bổ nhiệm ở tỉnh Lugansk, ngày 28/5 thông báo Ukraine đã sử dụng tên lửa có đầu đạn chùm để tập kích khu vực này tối trước đó và gây ra hỏa hoạn. Cơ quan cứu hộ địa phương cho biết vụ tấn công khiến một số người bị thương.

Truyền thông Ukraine cho biết mục tiêu bao gồm các tòa nhà và sân bay liền kề thuộc một học viện không quân cũ của Kiev, hiện được Nga sử dụng làm trụ sở và căn cứ hậu cần, ở thành phố Kharkov. Một nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng phi cơ cách sân bay vài trăm mét cũng bị nhắm tới trong vụ tập kích, theo một số báo cáo.

Các tài khoản mạng xã hội Nga, Ukraine cho biết đòn đánh được thực hiện bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS, song chưa có thông tin xác nhận.

TASS và các kênh tin tức độc lập của Ukraine xác nhận hàng chục vụ nổ đã xảy ra tại khu vực sân bay, dẫn tới nhiều vụ cháy. Hãng thông tấn UNIAN của Kiev cho biết vụ tập kích đã làm bùng phát "một ngọn lửa khổng lồ". Video, hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy ngọn lửa bốc cao hàng chục mét ở khu vực gần sân bay, trong khi bãi đáp chìm trong biển lửa. video so sánh ảnh chụp vệ tinh nơi đặt các bộ phận của tổ hợp radar Nebo-M. Video: Telegram/Tlknewsua, Radiosvoboda

Ảnh vệ tinh do công ty Planet Labs chụp ngày 28/5 cho thấy khu vực ở phía bắc đường băng của sân bay bị cháy đen. Đây được cho là nơi đặt một số thành phần thuộc tổ hợp radar tầm xa Nebo-M của Nga, bao gồm radar thu thập mục tiêu RLM-M, radar giám sát trên không mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) RLM-D và xe chỉ huy KU-RLK, ít nhất là cho tới đến ngày 10/5, theo ảnh vệ tinh chụp hôm đó.

Không rõ các thiết bị này có bị trúng đòn sau vụ tập kích hay không và thiệt hại cụ thể ra sao.

Được đưa vào biên chế quân đội Nga từ năm 2017, Nebo-M là hệ thống radar tầm xa đa nhiệm, có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách gần 600 km, sở hữu một số năng lực để nhận diện, bám bắt các mối đe dọa đạn đạo và máy bay tàng hình. Các xe RLM-M và RLM-D có thể được thiết lập để chuyển dữ liệu mục tiêu cho nhiều hệ thống phòng không, bao gồm S-300 và S-400.

2 Ukraine Phong Ten Lua Atacms Tap Kich San Bay Nga O Lugansk

Xe radar RLM-M tại sự kiện triển lãm ở Moskva tháng 8/2012. Ảnh: Wikimedia

"Việc mất các thành phần của tổ hợp Nebo-M, nếu thực sự xảy ra, sẽ gây ảnh hưởng đáng kể tới khả năng phát hiện, bám bắt và đánh chặn của Nga trước nhiều mối đe dọa trên không, trong đó có tên lửa đạn đạo", Joseph Trevithick, chuyên gia quân sự của War Zone, nhận định. "Ukraine sẽ có thể dễ dàng tiến hành các cuộc tập kích tầm xa bằng tên lửa ATACMS hay Storm Shadow/SCALP-EG hơn trong tương lai".

Đây không phải lần đầu tiên Ukraine được cho là nhắm mục tiêu vào tổ hợp Nebo-M của Nga. Nguồn tin của Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) hồi tháng 4 cho biết lực lượng này đã phóng 7 máy bay không người lái (UAV) tự sát vào một hệ thống Nebo-M của đối phương ở tỉnh biên giới Bryansk của Nga, khiến nó "không còn khả năng hoạt động".

3 Ukraine Phong Ten Lua Atacms Tap Kich San Bay Nga O Lugansk

Vị trí Lugansk. Đồ họa: RYV

Phạm Giang (Theo TASS, Kyiv Post, TWZ)

Nguồn: VNEXPRESS.NET


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày