Thủ tướng Angela Merkel đã mô tả Đức như một đất nước 'tại đó chúng ta sống tốt và hạnh phúc' trong chiến dịch tái cử. Nhưng thực tế lại không phải như vậy, lời tuyên bố của Thủ tướng như hồi chuông cảnh báo tới những đứa trẻ sống trong nghèo đói ngay tại nền kinh tế hàng đầu châu Âu.
3 giờ chiều tại trung tâm thanh thiếu niên Lichtenberg ở phía đông Berlin, có rất nhiều đứa trả đang tụ tập để nhận đồ ăn của tổ chức từ thiện. Đối với chúng, đây là khoảnh khắc mà chúng mong đợi nhất trong ngày
Patric Tavanti, người đứng đầu trung tâm điều hành bởi tổ chức từ thiện Caritas cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rất nhiều điều tội nghiệp từ những đứa trẻ, chúng tròn mắt hỏi chúng tôi: 'Khi nào chúng cháu có thể ăn? Chúng cháu đã không ăn gì suốt ngày hôm nay.’”
Ông Tavanti nói thêm rằng trung tâm của ông được sáng lập nhằm mục đích cung cấp cho những đứa trẻ thiếu thốn một không gian "nơi chúng có thể cảm thấy như đang ở nhà".
Tại một cường quốc châu Âu với tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1990 như Đức lại có khoảng 20% người dưới 18 tuổi sống trong "nghèo đói tương đối".
Ngoài những thiếu sót vật chất mà chúng phải gánh chịu, việc lớn lên trong nghèo đói đặc biệt lại còn tại một quốc gia giàu có như Đức, sẽ khiến chúng phải gánh chịu nhiều nỗi thiệt thòi khác.
Giáo sư Klaus Hurrelmann thuộc Trường Quản trị Hertie ở Berlin cho biết: “Đây là một vòng xoắn ốc ngày càng đi xuống.”
"Những đứa trẻ cảm thấy bị lạc lõng, chúng bắt đầu cảm thấy xấu hổ khi không thể tham gia các chuyến du lịch ở trường hoặc mời bạn bè đến dự một bữa tiệc sinh nhật. Cuối cùng chúng sẽ mất niềm tin vào bản thân và việc học tập ở trường," ông nói thêm.
Chính phủ mới của Đức đã tuyên bố sẽ giải quyết những thách thức bằng cách nâng cao lợi ích cho trẻ em, cung cấp nhiều cơ sở chăm sóc trẻ em và các trường học để giúp phụ huynh phần nào giảm bớt gánh nặng. Nhưng đối với nhà lập pháp Lisa Paus, của đảng Xanh đối lập, những lời hứa đó là không đủ.
Cô cho biết Đức cần khẩn trương làm nhiều hơn để hỗ trợ cha mẹ đơn thân: "Nghèo đói thường bắt đầu khi các cặp vợ chồng ly dị.”
Sự thật đúng như vậy, thống kê cho thấy 45% trẻ em được nuôi dưỡng bởi người cha, người mẹ đơn thân tại Đức, thường sống trong tình cảnh thiếu thốn vật chất.
Một số chính trị gia đã kêu gọi một khoản trợ cấp hàng tháng cơ bản cho trẻ em trị giá khoảng 500 euro cho các hộ gia đình có thu nhập thấp nhất để giúp phá vỡ vòng xoắn ốc nghèo đói. Tuy nhiên đối với 1 chính phủ mới đang xác định duy trì ngân sách cân bằng như hiện nay, bất kỳ gợi ý nào về chi tiêu không hợp lý đều không thể.
Thay vào đó, Bộ trưởng Gia đình Franziska Giffey có kế hoạch giới thiệu một đạo luật trong những tháng tới nhằm cải thiện chất lượng các cơ sở giữ trẻ, với sự nhấn mạnh lớn hơn vào sự phát triển của trẻ nhỏ.
"Mỗi đứa trẻ có quyền tự tạo ra con đường riêng của mình, bất kể chúng đến từ đâu và chúng lớn lên ở đâu," cô nói.
Theo TheLocal
© 2024 | Thời báo ĐỨC