Tổ tiên của Silas Kropf bị chế độ Nazi coi là chủng tộc thấp kém và ít nhất 35 trong số đó bị bắt bởi các lính SS và bị trục xuất đến các trại tập trung. Kropf, 23 tuổi, hiện đang học tại Đại học Frankfurt, sinh ra bốn thập kỷ sau khi chế độ Quốc xã bị lật đổ, nhưng vẫn luôn ghi nhớ điều này bởi lẽ ông bà của anh chính là nạn nhân của cuộc tấn công này.
"Ngay từ khi sinh ra, tôi luôn được cha mẹ dặn phải giấu gốc gác là người thiểu số", Kropf nói.
Người Đức Sinti và người thiểu số Roma trong tiếng Anh thường được gọi là "những người Gypsies", một thuật ngữ mà nhiều người cho là xúc phạm. Đây là nhóm người di cư từ tiểu lục địa Ấn Độ khoảng 1000 năm trước và định cư tại nhiều xã hội châu Âu.
Ngày nay có khoảng 70.000 đến 100.000 công dân Đức là người Roma hay Sinti. Nhóm người thiểu số này có thể sẽ phát triển lớn hơn nhiều nếu không có những cuộc tấn công tàn bạo bắt đầu từ 75 năm trước, vào ngày 26 tháng 2 năm 1943.
Nơi tưởng niệm các nạn nhân người Sinti và Roma trong cuộc tấn công của Đức Quốc Xã
Khoảng 23.000 người Đức và Roma bị trục xuất về Auschwitz và ít nhất 19.000 người đã chết ở đó, trong khi hàng ngàn người khác bị đưa đến các trại tập trung ở Đức. Trong gia đình của Kropf, chỉ có sáu người sống sót trong các trại của Đức quốc xã.
Tiến sĩ Karola Fings, nhà sử học và là tác giả của cuốn sách "Sinti and Roma: Lịch sử của một thiểu số", cho biết lịch sử của nhóm người thiểu số Đức chỉ bắt đầu sau sự sụp đổ của chế độ Đức quốc xã. Trong khi các nạn nhân người Do Thái được triệu tập để công bố lời khai của họ trong các phiên xử Nuremberg và đã được công nhận là nạn nhân của Đức quốc xã, thì các nhà chức trách ở Tây Đức từ chối thừa nhận hành vi diệt chủng với nhóm người này.
Tiến sĩ Fings giải thích rằng trước Chủ nghĩa Quốc xã, hầu hết người Sinti và người Roma ở Đức đều được đồng hóa trong xã hội và có thu nhập ổn định. Nhưng sau chủ nghĩa phát xít, những người sống sót hiếm hoi đều gần như bị mất đi người thân và một cuộc sống yên bình.
Tiến sĩ Fings nói: "Khi họ trở lại các thành phố nơi họ sinh sống, họ không được chào đón, vì vậy rất khó khăn cho họ để thiết lập một cuộc sống mới ở Đức. Xã hội không cho phép họ trở thành công dân Đức. Họ đã cố gắng đẩy người dân Roma ra vùng ngoại ô của các thành phố.”
© 2024 | Thời báo ĐỨC