Xe tăng Đức - Foto: zeit/dpa
Trong một bài báo mới đăng tải, tờ Die Zeit của Đức cho biết, xét về mặt lịch sử thì nước này đang có một lực lượng quân đội khiêm tốn nhất từ trước đến nay, do đó Berlin có vẻ như chưa sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới của mình và NATO.
Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tích cực kêu gọi Đức để thảo luận về vấn đề tăng ngân sách quốc phòng, và cáo buộc Berlin nợ NATO.
Tác giả bài báo lưu ý:
"Thật là vô lý, các cuộc thảo luận này phải dựa trên một sự thật là trong vòng 25 năm qua, kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Bundeswehr (quân đội Đức) phải thực hiện chương trình vũ khí quy mô lớn và có vẻ như hiện giờ lực lượng này rất khó khăn thực hiện nhiệm vụ cơ bản như bảo vệ đất nước cũng như bảo vệ liên minh quân sự trong trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp".
Trong Chiến tranh Lạnh, quân số của Bundeswehr khoảng 500.000 binh sĩ, hiện giờ lực lượng này chỉ còn xấp xỉ 176.000 quân. Tác giả bài báo nhấn mạnh, đây là quân đội có quy mô nhỏ nhất trong lịch sử nước Đức.
Do chính sách thắt lưng buộc bụng, nên trang thiết bị vũ khí cũng giảm đi nhiều. Vì vậy, nếu tổng số xe tăng chiến đấu trong Chiến tranh Lạnh là 3.000 thì bây giờ chỉ vỏn vẹn 225 xe.
Ngay cả đối với một quân đội nhỏ thì số xe này cũng chưa phải là đủ đáp ứng. Các phương tiện kỹ thuật khác cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự.
Đây cũng không phải là tình cảnh của riêng lực lượng bộ binh, mà Không quân và Hải quân cũng chịu chung số phận.
Họ không có đủ máy bay, tàu chiến, cũng như chi phí để vận hành máy bay trực thăng.
Đức không thể đáp ứng yêu cầu quốc phòng của Tổng thống Trump - Foto: zeit/dpa
Tờ Die Zeit tiết lộ, sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine và bán đảo Crimea sáp nhập Nga, tình hình bắt đầu thay đổi, nhưng quy mô thay đổi không được như mong đợi.
Ví dụ, Bundeswehr có kế hoạch tăng số lượng xe tăng từ 225 lên 320, nhưng để đạt được quy mô như thời Chiến tranh Lạnh vẫn là điều xa vời.
Báo Đức cũng lấy tình hình ở Lithuania, gần biên giới Nga làm dẫn chứng: Bundeswehr đang dẫn dắt các lực lượng địa phương NATO có mong muốn chứng tỏ rằng họ đã sẵn sàng hỗ trợ các nước đồng minh chống lại "người láng giềng mạnh mẽ".
Tác giả nhận định:
"Tuy nhiên, đây chỉ là một cuộc biểu tình chính trị, bởi cả quân đội chỉ có hai mươi chiếc xe bộ binh chiến đấu Marder được sản xuất từ những năm 70.
Và khi các kíp lái của các xe bộ binh chiến đấu trao đổi với nhau trong quá trình đào tạo, họ hầu như phải tự nghe bằng tai từng mệnh lệnh bởi họ không được trang bị các thiết bị vô tuyến mã hóa".
Đức Dũng
© 2024 | Thời báo ĐỨC