Theo số liệu thống kê mới nhất, đây là tháng thứ 5 liên tiếp, các nhà máy ở Đức nhận được ít đơn đặt hàng hơn.
Số đơn đặt hàng trong tháng 6/2022 đã giảm 0,4% so với tháng 5/2022, dù đây nhìn qua là sự giảm sút nhó nhưng con số đó cộng với mức giảm 5,6% trong quý 2/2022 là đáng kể.
Nhà kinh tế trưởng Jörg Krämer của ngân hàng Commerzbank phát biểu với tổ hợp truyền thông DW, cho rằng do tình trạng “thắt cổ chai” trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các ngành công nghiệp của Đức vẫn tồn một lượng đơn hàng lớn chưa thực hiện, song số đơn này không đủ để bảo vệ những doanh nghiệp trước những khăn kinh tế sắp tới.
Ông Krämer nhận định: “Nguy cơ suy thoái đang gia tăng.”
Công ty đầu tư DekaBank của Đức dự báo có thể xảy ra suy thoái kỹ thuật, một giai đoạn hoạt động kinh tế giảm sút đáng kể và có thể kéo dài trong nhiều tháng.
Ông Andreas Scheuerle, trưởng bộ phận phân tích của DekaBank cho biết: “Nguy cơ suy thoái có thể kéo dài từ quý 4/2022 sang quý 2/2023.”
Sản lượng công nghiệp sụt giảm chỉ là một triệu chứng của tình hình kinh tế khó khăn.
Có một số lý do khiến các doanh nghiệp Đức đang phải đối mặt với tình trạng lao dốc.
Trước tiên là tỷ lệ lạm phát cao như hiện nay tiếp tục làm xói mòn sức mua của người tiêu dùng.
Theo ông Scheuerle, người dân không còn đủ khả năng mua nhiều như trước đây thậm chí không còn muốn mua nhiều nữa.
Bên cạnh đó là sự không chắc chắn về những chi phí bổ sung có thể phát sinh từ giá năng lượng cao do tác động từ cuộc xung đột Nga-Ukraine và thuế khí đốt dự kiến sẽ bắt đầu áp dụng từ tháng 10/2022.
Hiệp hội Nghiên cứu Người tiêu dùng Nuremberg (GfK) công bố một báo cáo cho thấy sức mua sắm của người tiêu dùng Đức cũng giảm dần vào cuối tháng 7/2022.
Ngoài ra, nền kinh tế toàn cầu đang xuất hiện nhiều tín hiệu không mấy sáng sủa, ảnh hưởng đến thị trường nước ngoài.
Theo markettimes.vn
© 2024 | Thời báo ĐỨC