Được biết, tỷ lệ lạm phát tiêu dùng đã ảnh hưởng đến số tiền dành dụm của nhiều người Đức trong thời gian cách ly do đại dịch COVID-19, theo báo cáo của Viện Ifo nhận định hôm thứ Ba (23/8).
Lạm phát tiêu dùng tăng nhanh đột biến
Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) tăng dự báo lạm phát của Đức lên 7,1% và giảm hơn một nửa dự báo tăng trưởng kinh tế xuống còn 1,9% trong năm 2022, trước bối cảnh giá thực phẩm và nhiên liệu tăng cao, cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine chưa có dấu hiệu chấm dứt. Vòng xoáy lạm phát gây rủi ro cho nền kinh tế Đức và cản trở tốc độ phục hồi của “đầu tàu” kinh tế châu Âu.
Không còn hứng thú với việc tăng giá tiêu dùng, người Đức buộc phải rút cạn túi tiền. Ảnh minh hoạ: DW.
Một trong những nguyên nhân chính khiến tỷ lệ lạm phát tăng cao ở Đức nói riêng và toàn bộ Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) nói chung là do giá năng lượng và lương thực tăng mạnh.
Xu hướng tăng giá năng lượng đã duy trì trong thời gian dài và càng trở nên trầm trọng hơn sau khi xung đột bùng phát tại Ukraine. Giống như tại nhiều quốc gia khác, giá tiêu dùng tại Đức bị đẩy lên cao do xung đột tại Ukraine và sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng ở châu Á, nhất là chi phí dành cho năng lượng tăng vọt. Tỷ lệ lạm phát cao là gánh nặng cho người dân và các doanh nghiệp Đức, khiến sức mua của người tiêu dùng giảm sút.
Người đứng đầu nghiên cứu kinh tế Ifo, Timo Wollmershäuser cho biết trung bình các công dân Đức đã tiết kiệm được thêm khoảng 70 tỷ Euro (69,5 tỷ USD) trong khoảng thời gian từ tháng 4/2020 – tháng 3/2021.
Tuy nhiên, xu hướng này hiện đã bị đảo ngược, với bảng cân đối kế toán của ngân hàng cho thấy người tiêu dùng đã và đang sử dụng hết tiền tiết kiệm kể từ cuối năm ngoái đến mức họ “gần như hoàn toàn cạn kiện nguồn tiền vào cuối quý đầu tiên của năm 2022”, ông Wollmershäuser nói thêm.
Ông nói: “Trong quý II/2022, diễn biến này tiếp tục với tốc độ gần như không thay đổi, đồng thời nhấn mạnh rằng lạm phát có khả năng là một chất xúc tác chính.
Nhà kinh tế cho biết: “Giá tiêu dùng đang tăng vọt ở Đức mà chưa có hồi kết, cho thấy rằng“ tiêu dùng tư nhân sẽ không thể đóng vai trò là động lực kinh tế ở Đức trong những năm còn lại ”.
Trong khi tiêu dùng vẫn tăng mạnh trong những tháng đầu năm, bất chấp lạm phát cao, “kể từ giữa năm, nhiều chỉ số hàng đầu đã cho thấy hiệu ứng giảm rõ rệt”, ông kết luận.
Lạm phát cao, lãi suất tăng và triển vọng kinh tế không chắc chắn đã góp phần khiến nền kinh tế Đức suy giảm nhiều nhất trong tháng 8 kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19 vào tháng 3/2020. Theo nhà kinh tế Phil Smith (S&P), dữ liệu này “vẽ nên một bức tranh ảm đạm về nền kinh tế Đức.”
Nhiều tác động tiêu cực đến quỹ tiền lương thực tế Theo hãng tin DW đưa tin, tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế Đức trong 3 tháng gần đây nhất (tháng 5, 6, 7) đã lần lượt chạm các mức 7,9%, 7,6% và 7,5%.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức cho biết, ông kỳ vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể nâng lãi suất vào cuộc họp ngày 8/9 tới đây nhằm kiềm chế lạm phát đang tăng cao tại nhiều quốc gia châu Âu.
Trước đó, kết thúc cuộc họp vào ngày 21/7 vừa qua, ECB đã quyết định nâng lãi suất mạnh hơn dự kiến khi tăng 0,5% lên 0% nhằm kiểm soát lạm phát, khi nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) chịu tác động từ xung đột tại Ukraine.
Trong nửa đầu năm nay, quỹ tiền lương do công đoàn thỏa thuận không tăng nhanh như giá tiêu dùng. Một nghiên cứu về công đoàn của Quỹ Hans Böckler tuyên bố điều này có thể sẽ không thay đổi trong tương lai gần.
Theo phân tích của họ, mức lương do công đoàn thương lượng đã tăng trung bình 2,9% ở Đức. Với việc giá tiêu dùng đồng thời tăng nhanh đột biến, mức giảm lương thực tế là 3,6% vẫn tiếp diễn.
Mức tăng lương trung bình 2,9% ở Đức vẫn chủ yếu liên quan đến các thỏa thuận công đoàn được ký kết vào năm 2021 trước khi Nga tấn công Ukraine. Một câu hỏi lớn đặt ra rằng nếu áp vào tình hình thực tiễn, liệu mức tăng này đã đảm bảo cuộc sống sinh hoạt bình thường của người dân chưa?
Được biết, gần đây, các giao dịch đã mang lại cho nhân viên quỹ lương tăng trung bình 4,5%, nhưng những con số này vẫn tụt hậu so với lạm phát. Lạm phát tăng nhanh, đồng lương ì ạch, dự kiến nhiều người dân Đức sẽ còn phải chống chọi với tình hình hình này trong hết năm nay, thậm chí năm 2023.
Theo DW
© 2024 | Thời báo ĐỨC