NATO giấu gì trong tập trận hạt nhân tại Đức?

NATO đang tổ chức một cuộc tập trận về an toàn hạt nhân của Mỹ tại căn cứ ở Büchel, Đức và ở thị trấn Kleine-Brogel của Bỉ.

Tính pháp lý của các hành động như vậy và việc triển khai vũ khí hạt nhân ở các nước phi hạt nhân đã đặt ra một số câu hỏi. Phía Nga cũng đã lên tiếng chỉ trích cuộc tập trận này.

Các cuộc tập trận tại châu Âu

Căn cứ không quân ở Büchel thuộc Rhineland-Palatinate vẫn đang giữ tới 20 quả bom hạt nhân của Mỹ và là cơ sở duy nhất tại Đức có triển khai vũ khí hạt nhân.  Thông tin này được tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức, trích dẫn các nguồn tin chưa được xác nhận cho biết gần đây.

NATO giấu gì trong tập trận hạt nhân tại Đức? - 0

Nga đang lo ngại các cuộc tập trận hạt nhân của Mỹ tại châu Âu. (Nguồn: AP)

Hiện nay, các phi công của Bundeswehr (quân đội Đức) và nhân viên của các nước NATO khác đang thực hành chuỗi hoạt động liên quan đến vũ khí hạt nhân.

Otfried Nassauer, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm An ninh Thông tin Berlin (BITS), nói với Sputnik Germany: "Cuộc tập trận này có biệt danh là" Steadfast Noon" diễn ra trong khuôn khổ liên minh NATO và được thực hiện thường niên tại các căn cứ quân sự ở châu Âu.

Ông Nassauer giải thích rằng trong các cuộc tập trận  trên, được quân đội Hoa Kỳ giám sát, các quy định an toàn khi gắn một quả bom hạt nhân vào máy bay được thực hành và tiến trình giám sát được thực hiện cho đến khi máy bay cất cánh.  Tuy nhiên, không có vũ khí hạt nhân thật được sử dụng trong các cuộc tập trận này.

Tình thế khó xử về pháp lý?

Kể từ những năm 1960, quy định về cam kết hạt nhân của NATO đã cho phép 4 quốc gia châu Âu phi hạt nhân được sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ trong trường hợp có chiến tranh. Theo các quan chức NATO, cam kết hạt nhân này tuân thủ theo hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân – tuy nhiên, điều này thường bị các nhà phê bình hoài nghi, Sputnik cho hay.

"Lập luận của họ là động thái trên xuất phát từ nguyên nhân có một nhóm các quốc gia mới xuất hiện nằm giữa ranh giới các bên có hạt nhân và bên phi là hạt nhân của hiệp ước NATO. Đây là một nhóm các quốc gia chưa thực sự có hạt nhân và không được đề cập trong hiệp ước," Nassauer chỉ ra.

Theo các quy định của luật pháp quốc tế, các lực lượng Đức không được phép sử dụng vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, trong các cuộc tập trận hiện tại, nhân viên Đức không nhận được lệnh từ Bộ Quốc phòng mà là lệnh của NATO.

“Điều này tạo ra một tình huống gây khó xử. Luật pháp cấm quân đội Đức sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng họ nhận được những mệnh lệnh như vậy từ NATO. Họ có thể không tuân theo các lệnh đó vì rủi ro của chính họ, bởi vì theo luật Đức một người lính không được tuân theo các mệnh lệnh chưa hợp pháp", nhà phân tích này cho hay.

Tín hiệu đến Nga

Đại tá Bundeswehr đã nghỉ hưu Ulrich Scholz, người đã tham gia vào việc lên kế hoạch của không quân NATO, nói rằng các cuộc tập trận này dấy lên nhiều câu hỏi và nhận định hành động này có thể mang tính chính trị nhằm vào Nga. Scholz bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng về an ninh quốc gia của Đức.

"Nếu chúng ta từ bỏ năng lượng hạt nhân do lo ngại về an toàn, trong khi đó lại dự trữ hạt nhân trên đất của chúng ta và tham gia vào các cuộc tập trận như vậy, tôi có một câu hỏi: liệu ai có quan tâm đến an ninh của Đức?" ông nói.

Cựu quan chức này cũng lưu ý rằng các "lợi ích địa chiến lược" của Washington giờ đây một lần nữa tập trung vào Nga, giống như trong thời Chiến tranh Lạnh.

Theo Nassauer, Hoa Kỳ quan tâm đến việc liên kết tất cả các đồng minh lại với nhau. Lần đầu tiên, Ba Lan, Hy Lạp và Cộng hòa Séc đã tham gia tập trận trong năm nay. Hơn nữa, cuộc tập trận này đã được tổ chức tại các căn cứ quân sự khác nhau.

"Trong bối cảnh căng thẳng tiếp diễn giữa Nga và phương Tây, tất cả những điều trên đều giống như một tín hiệu chính trị từ NATO tới Moscow", ông nói.

Ngày 20/10, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã kêu gọi Mỹ dỡ bỏ vũ khí hạt nhân tại châu Âu và kêu gọi NATO ngừng các cuộc tập trận vũ khí hạt nhân ở các nước phi hạt nhân.

Sputnik


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày