Lễ hội Văn học Châu Phi - bệ phóng cho tiếng nói người nhập cư gốc Phi tại Đức

Từ ngày 26 đến 28 tháng 4, Berlin sẽ lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn học Châu Phi, với sự góp mặt của 37 nhà văn và nghệ sĩ, để nâng cao tiếng nói người nhập cư gốc Phi tại Đức.

Từ ngày 26 đến 28 tháng 4, Berlin sẽ lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn học Châu Phi, với sự góp mặt của 37 nhà văn và nghệ sĩ, trong đó có cả những cây bút nổi tiếng như Chris Abani và Jennifer Nansubuga Makumbi.

Lễ hội năm nay với chủ đề “Viết về nhập cư” (Writing in migration) sẽ tập trung xoay quanh các vấn đề người nhập cư gốc Phi gặp phải không chỉ tại Đức mà nhiều nước khác. Quan điểm của người nhập cư gốc Phi về vấn đề nóng hổi này sẽ được sáng tỏ qua rất nhiều câu chuyện, những buổi thảo luận.

Bên cạnh đó, người tham gia còn được trải nghiệm những buổi hoà nhạc và ẩm thực Tây-Phi độc đáo, hấp dẫn.

Lễ hội Văn học Châu Phi - bệ phóng cho tiếng nói người nhập cư gốc Phi tại Đức - 0

“Expat” hay “Migrant”

Musa Okwonga, một nghệ sĩ người Anh đa tài có những thành công nhất định trên nhiều lĩnh vực như thơ ca, tiểu thuyết, viết báo và âm nhạc, cho biết mình từng bị xúc phạm vì màu da của mình.

Bố mẹ của Okwonga di cư từ Uganda sang Anh khi những cuộc xung đột xảy ra trên quê hương họ. Cậu bé Okwonga được sinh ra và lớn lên tại Anh Quốc, sau đó trở thành luật sư, nhưng rồi lại bỏ việc để theo đuổi đam mê nghệ thuật.

Okwonga đã sống ở Berlin từ năm 2014. Mặc dù là người Anh, trải nghiệm của anh tại nước ngoài có phần khác so với những người Anh khác.

“Những người da trắng sẽ không gọi mình là immigrant (từ này mang tính trung lập, chỉ người nhập cư) mà gọi là expat (chỉ công dân các quốc gia phát triển chọn sinh sống và làm việc tại những quốc gia ít phát triển hơn). Còn tôi, tôi sẽ được coi là migrant (ám chỉ những người di cư khỏi quê hương để tìm kiếm cuộc sống, công việc tốt hơn).”

“Một phần của lễ hội này là làm rõ cho mọi người thấy người nhập cư là như thế nào từ quan điểm của những người gốc Phi, bởi việc sử dụng từ “người nhập cư” tại đất nước này có phần bất công. Migrant hay refugee là địa vị chứ không phải biệt hiệu. Bạn có thể là người tị nạn tại Đức trong 6 tháng, nhưng sẽ bị coi là dân tị nạn suốt phần đời còn lại.”

Chương trình học thiếu bóng văn học Châu Phi

Stefanie Hirsbrunner, người đồng sáng lập InterKontinental – cơ quan tổ chức lễ hội lần này – cho biết:

“Chương trình giảng dạy ở Đức không hề có tác phẩm nào của nhà văn gốc Phi. Chính vì điều này, nhiều đọc giả Đức đã hết sức ngạc nhiên khi chứng kiến gia tài văn học Châu Phi đồ sộ như thế này.”

Hirsbrunner cũng bày tỏ hi vọng lễ hội sẽ là cơ hội để đưa các tác phẩm tuyệt vời đến gần hơn với công chúng.

Berlin – thành phố của những sự cực đoan

Berlin được lựa chọn làm địa điểm tổ chức sự kiện lần này không chỉ vì đây là thủ đô của Đức mà còn là một trung tâm văn hoá, nghệ thuật. Tuy nhiên, cộng đồng người da màu cũng chỉ trích quan điểm không mấy thiện cảm của Berlin về họ.

Okwonga cho rằng Berlin là thành phố của những sự cực đoan khi kể về chính trải nghiệm của mình:

“Một trong hững điều tồi tệ nhất tôi gặp phải là trong một lần đi xem bóng đá. Đó là lần đầu tiên đội bóng Đức có đội trưởng là một người gốc Phi. Và khi tôi rời khỏi đó để về nhà trên chuyến tàu tại Westkreuz, một người đàn ông đã giơ tay chào tôi theo kiểu Đức quốc xã khi anh ta xuống tàu,” Okwonga nói.

Giải thích cho sự phân biệt chúng tộc này, anh cho rằng nguyên nhân là do sự đi lên của phe cánh hữu và các sự kiện diễn ra gần đây như vụ tấn công tình dục ở Cologne đêm giao thừa, trong đó kẻ tấn công là những người đàn ông ngoại quốc bao gồm cả người gốc Phi. Chính những vụ việc như vậy đã tạo ra định kiến về người nhập cư từ Châu Phi.

Berlin – nơi rộng mở đón chào tất cả mọi người

Tuy nhiên, điều gì cũng có hai mặt của nó. Berlin vẫn có những điều tuyệt vời khiến Okwonga càng thêm hi vọng về tương lai của cộng đồng người Châu Phi tại đây.

Anh nói: “Berlin là nơi duy nhất tôi từng đến có những kiệt tác nghệ thuật được tạo ra bởi những phụ nữ da màu. Bất kì ai cũng có thể đến thành phố này và trở thành một phần của nó. Tất cả sẽ được chào đón.”

Okwonga nói thêm: “Lý do khiến tôi ở lại nơi đây là vì người Đức chân chính là những người bạn trung thành nhất, thân thiện và giàu lòng trắc ẩn nhất tôi từng gặp.”

Lễ hội Văn học Châu Phi - bệ phóng cho tiếng nói người nhập cư gốc Phi tại Đức - 1

erlin vẫn có những điều tuyệt vời khiến Okwonga càng thêm hi vọng về tương lai của cộng đồng người Châu Phi tại đây.

Nâng cao tiếng nói của công đồng gốc Phí

Lễ hội sẽ xoay quanh rất nhiều vấn đề chính trị về nhập cư, nữ quyền và thảo luận về lịch sử một cách đúng đắn từ quan điểm của người gốc Phi.

Hirsbrunner coi đây là một bệ phóng, để tiếng nói người nhập cư Châu Phi bay cao hơn trên vũ đài chính trị Đức.

Lễ hội Văn học Châu Phi - bệ phóng cho tiếng nói người nhập cư gốc Phi tại Đức - 2

Các nghệ sĩ, nhà văn sẽ góp mặt trong lễ hội

Những điểm nhấn của lễ hội

“Writing in migration” được tổ chức tại nhà hát Babylon ở Mitte và sẽ là một lễ hội dúng nghĩa. Khách tham gia sẽ được khiêu vũ, thưởng thức âm nhạc, ẩm thực, mua sắm, kí tặng sách…

Những sự kiện không nên bỏ lỡ là “Between Myth and Trauma – How to write about the unspeakable” và vở kịch “You Think You Know Me”.

Lễ hội sẽ kết thúc với show diễn kết hợp giữa thơ ca và vũ điệu bởi nhóm BBXO của Okwonga.

Anh nói: “Tôi muốn tất cả người đến xem sẽ bị choáng ngợp, khiến bạn bè của họ - những người đã không đến – phải tiếc nuối và quyết tâm tham gia vào năm sau.”


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày