Kỷ lục lạm phát ở Đức được ghi nhận vào tháng 7 với tỷ lệ lạm phát là 8,5%. Fox News cho biết tỷ lệ này chưa từng xảy ra ở Đức kể từ năm 1973.
Bất chấp việc nhà chức trách Đức đã thực hiện các biện pháp để kiềm chế lạm phát, như khuyến khích người dân đi lại bằng phương tiện công cộng và giảm thuế đối với khí đốt, nhưng mức tăng lạm phát vẫn xảy ra.
Đức đang gặp khó khăn về năng lượng.
Nhà kinh tế Thomas Gitzell nói với hãng tin Reuters, xem xét tỷ lệ lạm phát hiện tại và những gì sắp xảy ra, Ngân hàng Trung ương châu Âu thực sự cần bắt đầu tăng lãi suất mạnh mẽ.
Trước đó, lãnh đạo đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo (CDU) Đức Friedrich Merz cho biết, nếu cứ 5 người tiêu dùng khí đốt ở Đức chuyển sang dùng điện vào mùa đông tới, nhu cầu điện sẽ tăng gấp đôi. Điều này sẽ khiến hệ thống năng lượng có nguy cơ quá tải.
Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết, bất chấp thời gian khó khăn đang gặp phải, Chính phủ Đức đã chuẩn bị để ngành năng lượng của đất nước phục vụ mùa đông sắp tới.
Ngày 2/9, kênh truyền hình Welt đưa tin vào mùa thu năm nay, người dân Đức có thể biểu tình hàng loạt do lạm phát và thiếu hụt năng lượng.
Như giáo sư khoa học chính trị werner Patzelt tại Đại học Dresden lưu ý, 3 yếu tố sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cuộc đối đầu giữa những người biểu tình và chính quyền là: mức độ lạm phát, sự sẵn sàng của người Đức buộc chính phủ phải thực hiện các biện pháp cải thiện tình hình và phương tiện truyền thông đưa tin về các cuộc biểu tình.
Trong khi đó, trang tin ARD ngày 6/8 cảnh báo lạm phát kỷ lục và giá nhiên liệu tăng cao có thể khiến Đức chứng kiến làn sóng phản đối trong mùa thu đông năm nay. Các hoạt động biểu tình đã được chú ý ở Berlin, cũng như ở Bavaria và Sachsen.
Theo IZ
© 2024 | Thời báo ĐỨC