Chiến lược này phản ánh nỗ lực của các công ty và chính phủ trên khắp châu Âu nhằm tìm kiếm các nguồn cung cấp thay thế và lập kế hoạch dự phòng cho mùa đông, do lo ngại Moscow có thể ngừng cung cấp hoàn toàn khí đốt tự nhiên.
Trong trường hợp thiếu hụt nguồn cung, Uniper có thể cung cấp LNG cho các khách hàng ở châu Âu, LNG của Mỹ được dành riêng cho khách hàng châu Á và có thể đang ở Đại Tây Dương, tăng tốc nguồn cung tiềm năng.
"Uniper cố gắng hết sức để đưa thêm hoặc chuyển hướng các lô hàng hiện có đến Đức. Khối lượng từ Úc có thể được hoán đổi với khối lượng có nguồn gốc từ Mỹ hiện ở Đại Tây Dương và dành cho người mua châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản", người phát ngôn của công ty Đức cho biết.
Uniper, công ty có sàn giao dịch năng lượng bán buôn lớn với phạm vi toàn cầu, cho biết họ có liên hệ với các khách hàng ở châu Á để có khả năng giải phóng nguồn cung, thay thế chúng bằng khí đốt từ Woodside theo các hợp đồng cung cấp dài hạn.
Tamir Druz, giám đốc điều hành của Capra Energy, một công ty tư vấn LNG nói: "Bằng cách trao đổi hàng hóa Úc của mình lấy nguồn cung cấp có nguồn gốc từ Mỹ, Uniper sẽ cắt giảm được các chuyến giao hàng của mình ít nhất 10 ngày".
Ông Druz cho hay: "Điều này không chỉ giúp giảm đáng kể chi phí vận chuyển mà còn cho phép Uniper nhận được khối lượng lớn hơn một chút, khoảng 1-2%".
Nga kể từ giữa tháng 6 đã cắt giảm mạnh dòng chảy khí đốt đến châu Âu thông qua đường ống Nord Stream-1 và hiện chỉ cung cấp 20% khối lượng đã thỏa thuận, đổ lỗi cho thiết bị gặp trục trặc, trong khi châu Âu cho rằng vấn đề này mang động cơ chính trị.
Uniper, nhà nhập khẩu khí đốt Nga lớn nhất của Đức, và Woodside đã tăng gấp đôi hợp đồng 13 năm hiện có từ năm 2021 lên 1 triệu tấn/năm (mtpa) LNG; sẽ tiếp tục tăng lên 2 triệu mtpa từ năm 2026.
Ngoài việc giúp đáp ứng nhu cầu tăng cao đối với LNG để thay thế đường ống dẫn khí đốt của Nga trong cuộc khủng hoảng cung cấp năng lượng, kế hoạch của Uniper sẽ có tác dụng phụ có lợi cho môi trường là tránh khoảng cách cần phải di chuyển của các tàu LNG.
Được biết, Đức cũng đã tiếp cận Qatar với tư cách là nhà cung cấp LNG tiềm năng, nhưng các nguồn tin nói với Reuters rằng các cuộc đàm phán giữa hai bên đã gặp trục trặc.
Bình An
Nguồn: nangluongquocte.petrotimes.vn
© 2024 | Thời báo ĐỨC