Mehrum là nhà máy điện than đầu tiên hoạt động trở lại tại Đức. (Nguồn: Pinterest) |
Ủy viên Thị trường nội khối Liên minh châu Âu (EU) Thierry Breton kêu gọi Đức duy trì vận hành các nhà máy điện hạt nhân của nước này thêm một thời gian nữa, trong bối cảnh khó khăn về nguồn cung năng lượng hiện nay
Toàn cảnh nhà máy điện hạt nhân Gundremmingen ở Gundremmingen, miền Nam Đức, ngày 26/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng với việc soạn thảo sắc lệnh tiết kiệm khí đốt, do Nga siết chặt nguồn cung khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc 1), Đức đã phải khởi động lại nhà máy điện than đầu tiên và cân nhắc việc ngừng loại bỏ năng lượng hạt nhân.
Đây là nhà máy điện than đầu tiên hoạt động trở lại tại nước này.
Giám đốc điều hành nhà máy Armin Fieber cho biết nhà máy có công suất khoảng 270 megawatt và đã hoạt động lại từ ngày 31/7.
Đức là nước công nghiệp phát triển duy nhất loại bỏ dần than đá và năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, do Nga siết chặt nguồn cung khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc 1), vốn đóng vai trò quan trọng chiến lược cho an ninh năng lượng của Đức xuống mức 20%, nên Chính phủ Đức đang cân nhắc việc ngừng loại bỏ năng lượng hạt nhân và chuẩn bị về mặt pháp lý để đưa các nhà máy điện than trở lại thị trường.
Bộ Kinh tế và Hành động Khí hậu Đức (BMWK) cho biết một sắc lệnh tiết kiệm khí đốt đang được soạn thảo nhằm ngăn chặn nguy cơ "sản xuất điện từ khí đốt tự nhiên nhiều tới mức không cần thiết". Bộ trưởng Robert Habeck cho biết Đức đang làm mọi thứ có thể để đảm bảo không xảy ra tình trạng thiếu khí đốt, đồng thời khẳng định nước này cần tiết kiệm năng lượng và tìm các nguồn khác thay thế.
Trong khi đó, để chuẩn bị cho mùa Đông sắp tới, các Bộ trưởng Năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) hôm 2/8 đã nhất trí về mục tiêu tự nguyện cắt giảm 15% so với mức tiêu thụ trung bình của mỗi nước trong 5 năm qua, cho đến cuối tháng 3/2023.
Xuân Giao
Nguồn: baotintuc.vn
© 2024 | Thời báo ĐỨC