Đức phũ phàng với cú hích gỡ bỏ trừng phạt Nga

Nga muốn triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp quốc tới Donbass, Đức không gọi đó là thiện chí.

Thông tấn TASS ngày 16/9 cho biết, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nói thẳng thắn với việc Nga đề xuât triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở Donbass.

Theo đó, bà Merkel đã cho rằng, đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc triển khai các nhân viên gìn giữ hòa bình của LHH ở Donbass là ‘điều thú vị’ nhưng đó không giúp Nga thoát hỏi trừng phạt của phương Tây.

“Tôi nghĩ rằng đề xuất của Tổng thống Nga đề cập đến các lực lượng LHQ để bảo vệ các lực lượng quan sát viên châu Âu ở Ukraine (OSCE) là một lời đề nghị thú vị” – bà Merkel nói.

Đức phũ phàng với cú hích gỡ bỏ trừng phạt Nga - 0

“Tôi đã nói chuyện với Tổng thống Putin cách đây vài ngày và nói rằng các lực lượng Liên Hiệp Quốc nên có quyền truy cập vào tất cả các nơi giám sát của OSCE” – nữ Thủ tướng Đức cho biết thêm.

Bà Merkel cũng cho rằng, dù đề xuất của Nga là như vậy, nhưng Đức không nghĩ đó là cơ sở cho việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt chống Nga của châu ÂU.

“Cần phải có sự tiến bộ đáng kể ở Donbass nhưng tiếc rằng, chúng ta không nhìn thấy điều ấy cho tới bây giờ” – bà Merkel nói về khả năng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga được gỡ bỏ.

Tương lai xóa bỏ cho các lệnh trừng phạt Nga dường như là còn rất xa khi bà Merkel đã nhiều lần hết mong muốn rồi hy vọng có thể dỡ bỏ ngay chúng và sau đó là mệnh đề bắt đầu bằng chữ “nhưng”.

Đầu tháng 9, trong chiến dịch tranh cử chức Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel đã nói, bà muốn dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga mà Liên minh châu Âu đang áp dụng, nhưng chỉ khi miền đông Ukraine thực sự hòa bình.

“Tôi sẽ dành nhiều thời gian để có được quan hệ hợp lý và tốt đẹp với Nga”, bà Merkel nói thêm.

Cũng có nghĩa, sẽ còn rất nhiều thời gian nữa, quan hệ tốt đẹp để dỡ bỏ trừng phạt Nga mới được xóa bỏ.

Phía Nga trước đây vài ngày đã thể hiện sự thiện chí bằng cách tuyên bố về kế hoạch cắt giảm hỗ trợ đối lập ở miền Đông Ukraine.

Phía Nga cho hay, họ chỉ cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân Ukraine ở miền Đông nước này mà không cung cấp các vũ khí hay cả quân trang.

Do đó, nếu phương Tây yêu cầu Nga ngừng hỗ trợ đối lập ở Ukraine, điều đó có nghĩa đề nghị Nga giảm viện trợ nhân đạo. Nga tuyệt đối chưa thể ngừng hoàn toàn.

Moscow cho biết, họ sẽ giảm dần viện trợ theo yêu cầu từ phương Tây và theo lộ trình, bắt đầu từ năm 2019.

Moscow cũng bày tỏ hy vọng bước đi này cho thấy thành ý của Nga trong việc nỗ lực thực hiện các thỏa thuận Minsk, điều mà Kiev đang nỗ lực hủy hoại nhưng châu Âu vờ như không biết.

Cuộc nội chiến kéo dài hơn 4 năm qua ở miền Đông Ukraine đã khiến hơn 10.000 người thiệt mạng và hàng trăm ngàn người phải di tản khỏi quê hương.

Theo Huy Vũ / baodatviet.vn


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày