Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Bà Merkel nhấn mạnh "Đức khẳng định lại cam kết hỗ trợ cho các nước đang phát triển cũng như các nước công nghiệp khác vào năm 2020", kinh phí hỗ trợ có được từ các quỹ tư nhân và quỹ cộng đồng hàng năm.
Trước đó, trong cuộc đối thoại khí hậu Petersberg tại Berlin vào năm 2015, Thủ tướng Merkel đã đưa ra kế hoạch về việc Berlin sẽ tăng gấp đôi chi tiêu cho vấn đề bảo vệ khí hậu toàn cầu.
Tại Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc diễn ra ở Copenhagen vào năm 2009, các quốc gia công nghiệp đã đồng ý tăng tổng số đóng góp hàng năm của họ lên 100 tỷ USD vào năm 2020.
COP23 diễn ra tại Bonn từ ngày 6-17/11 với mục đích là cụ thể hóa các thỏa thuận của Hiệp định Khí hậu toàn cầu mà lãnh đạo của gần 200 quốc gia đã ký tại Paris cách đây 2 năm.
Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh các nước đang đối mặt với báo cáo u ám về tốc độ ấm lên của Trái Đất gia tăng, khiến các cơn bão, lũ lụt và những tác động do biến đổi khí hậu gây ra, ngày càng mang tính hủy diệt hơn.
Theo kế hoạch, từ năm 2020, các nước tham gia thỏa thuận sẽ bắt đầu triển khai kế hoạch cắt giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính để kiềm chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu không quá 2 độ C, thậm chí 1,5 độ C, so với nhiệt độ của thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp (vào khoảng thập niên 50 của thế kỷ 19).
Đây là ngưỡng mà các nhà khoa học cho rằng sẽ giúp Trái Đất tránh được những thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán nặng, nước biển dâng và bão lớn./.
Vietnam+
© 2024 | Thời báo ĐỨC