Châu Âu muốn ‘độc lập quân sự’ với Mỹ

Lãnh đạo các quốc gia châu Âu khẳng định phải tăng cường năng lực phòng thủ của khối, chi nhiều hơn cho quân sự để có thể hành động một cách độc lập với Mỹ trong bối cảnh Anh sắp rời EU.

“Châu Âu phải có trách nhiệm lớn hơn nữa đối với an ninh của chính nó, phải làm nổi bật lên vai trò như một nhân tố, một đối tác khả tín và có thể tin tưởng trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng”, các lãnh đạo EU nhấn mạnh trong tuyên bố được công bố ngày 29-6.

Lời kêu gọi còn được kèm theo một cam kết rằng các nước châu Âu trong tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ tăng chi tiêu quân sự sau nhiều năm cắt giảm. Giới quan sát nhận định dù ngôn từ luôn tuyên bố châu Âu sẽ tự quyết các vấn đề an ninh, trên thực tế các nước này đã “chịu phép” Mỹ.

132 1 Chau Au Muon Doc Lap Quan Su Voi My

Bởi lẽ, yêu cầu tăng chi tiêu quân sự và chia sẻ kinh phí hoạt động trong NATO là một trong các mục tiêu hàng đầu đượcTổng thống Mỹ Donald Trump đặt ra ngay từ lúc ông chưa nhậm chức.

Thực tế việc các lãnh đạo EU kêu gọi các nước phối hợp chặt chẽ hơn nhằm đối phó lại chuyện nước Anh – một trong những quốc gia chi tiêu quân sự nhiều nhất, chuẩn bị rời khối.

 

Tuyên bố thượng đỉnh EU cũng nhấn mạnh cam kết về một thỏa thuận quốc phòng được ký kết hồi tháng 12 năm ngoái, trong đó hướng tới việc cùng nghiên cứu các loại vũ khí và triển khai binh sĩ cùng nhau.

“Liên minh do vậy phải có các bước đi để thúc đẩy khả năng phòng thủ châu Âu, bằng cách tăng cường đầu tư vào quốc phòng, phát triển năng lực và nâng cao sẵn sàng tác chiến. Những bước đi đầu tiên này giúp nâng cao sự tự chủ chiến lược trong lúc tiếp tục củng cố và thực thi các hoạt động trong khuôn khổ NATO”, tuyên bố có đoạn nêu rõ.

Trong khi phần lớn các quốc gia thuộc khối NATO do Mỹ dẫn đầu vẫn tin rằng nó nên tiếp tục có trách nhiệm bảo vệ các nước châu Âu, nước Pháp đang rẽ sang hướng đi khác. Paris đang cố gắng giữ London không bị tách quá xa khỏi các cấu trúc quân sự của EU thông qua một lực lượng phản ứng nhanh gồm 9 nước do Pháp dẫn dắt.

Hiện vẫn chưa rõ Anh sẽ hợp tác với các cơ chế an ninh và quân sự của EU như thế nào khi rời khỏi khối. Thủ tướng Anh Theresa May hôm 28-6 đã khẩn khoản yêu cầu nên cho phép London được tiếp cận các cơ sở dữ liệu của EU, lập luận an ninh của khối đang có nguy cơ bị đe dọa nếu không có sự chia sẻ.

NATO do Mỹ dẫn dắt vẫn mạnh trong khi các nỗ lực tạo ra một hiệp ước phòng thủ mới chỉ riêng châu Âu vẫn còn trên ý tưởng. Trong bối cảnh như vậy, cách tốt nhất để các nước châu Âu đối phó với “mối đe dọa an ninh từ Nga” là chấp nhận chi thêm tiền theo yêu cầu của “anh cả” Mỹ.

Theo Bảo Duy / tuoitre.vn


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày