Phần lớn các sinh viên quốc tế không thuộc khối EU, EEA hoặc Thụy Sĩ đều cần thị thực để được học tập tại Đức.
Đức là quốc gia có nền kinh tế phát triển bậc nhất châu Âu, vậy nên việc du học ở một đất nước đầy tiềm năng như thế sẽ là cơ hội tốt giúp bạn có những bước tiến dài trên con đường sự nghiệp, dù lựa chọn sau này của bạn là ở lại Đức làm việc hay về nước xây dựng quê hương. Hiện nay, có hơn 240.000 du học sinh quốc tế từ khắp nơi trên thế giới đang học tập và nghiên cứu tại Đức, trong đó, có khoảng 5.000 sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam. Các trường đại học Đức cung cấp nhiều khả năng học tập đa dạng. Mọi bằng cấp các sinh viên có thể đạt được đều được quốc tế công nhận. Điều này đảm bảo những cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp tốt nhất.
Thông thường khi bạn nhận được Visa sang Đức, bạn sẽ nhận được một “giấy phép” để nhập cư vào Đức với thời hạn 3 tháng. Sau khi nhận được Visa 3 tháng từ Việt Nam, sang đến Đức rồi bạn sẽ phải đi đến Sở Ngoại Kiều để đăng ký gia hạn visa tiếp. Lúc này bạn mới coi như có được giấy phép cư trú tại Đức để có thể yên tâm học tập hay làm việc ở đây. Việc này rất quan trọng vì nếu không gia hạn visa bạn có thể bị trục xuất khỏi Đức.
Vậy các bước cụ thể để xin gia hạn visa Đức như thế nào? Hãy cùng NUOCDUC.ORG tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
I. Các giấy tờ bạn cần chuẩn bị
Đơn đăng kí, kèm ảnh hộ chiếu 4×6. Nên lấy ảnh cùng với visa và phải chụp theo chuẩn của Đức.
- Visa còn hạn vào Đức
- Hộ chiếu
- Bảo hiểm
- Chứng chỉ APS
- Giấy thuê nhà
- Xác nhận đăng kí tạm trú
- Giấy chứng minh tài chính
- Giấy báo nhập học hoặc thẻ sinh viên
II. Các bước gia hạn visa Đức
Các bạn có thể lên website Sở Ngoại Kiều ở từng thành phố để đặt lịch hẹn hoặc đến trực tiếp Sở Ngoại Kiều để xin gia hạn visa. Nếu đến trực tiếp thì bạn cần làm theo những bước sau:
Bước 1: Đặt lịch hẹn
Vào trang web của Ausländerbehörder(Sở Ngoại Kiều) ở từng thành phố để đặt lịch hẹn hoặc đến trực tiếp Sở Ngoại Kiều mà không hẹn. Dưới đây là kinh nghiệm của một bạn đi đăng kí gia hạn không có lịch hẹn nha.
Bước 2: Xếp hàng và lấy số
“ Mình đến được Ausländerbehörde lúc 3h sáng vậy mà có người còn đến trước mình, tầm 6 người , nghe đâu là đứng từ 2h sáng. Tầm 4h30 thì mình thấy đã lên hơn 100 người xếp hàng. Đúng 6:00 thì cửa Sở Ngoại Kiều mở, và sau đó lại xếp hàng trước cửa phòng phát số. Tới 6:50 họ bắt đầu phát số cho mình, mình may mắn là được số đợi là 5, vì có 2 cặp họ đi chung mỗi cặp 1 số.”
Bước 3: Chờ gọi số
“ Mình đi thẳng tới khu của Student (Khu dành cho sinh viên du học đến gia hạn Visa), mình đứng chờ một tí thì đúng 7h họ bắt đầu gọi số, đầu tiên là số của những người đã đặt lịch hẹn trước, tầm 5p sau là gọi số của những người không đặt lịch hẹn , sau khoảng 5p nữa thì tới lượt mình và mình vào.”
Bước 4: Vào phòng làm việc và trả lời các câu hỏi của nhân viên SNK
Trình tự câu hỏi khi vào phòng làm visum: (tất cả là tiếng Đức )
Nhân viên : Tôi thấy Visa cũ của bạn là Aupair ? Bây giờ bạn muốn gì ?
Tôi : Tôi muốn trờ thành sinh viên
Nhân viên : Bạn muốn học ở đâu ?
Tôi : Tại Berlin
Nhân viên: Bạn có giấy gọi nhập học của trường đại học không?
Tôi : Tôi vẫn chưa có.
Nhân viên: Tại sao ?
Tôi : Vì trường yêu cầu B2 và tháng 12 tôi có bài kiểm tra B2 và sau đó tôi sẽ nộp vô trường để xin giấy báo nhập học.
Nhân viên: Ok.Bước 5: Kết thúc – Gia hạn visa thành công
“ Mình được gia hạn thêm hẳn 2 năm , có thể đi làm thêm và đóng phí là 40 Euro. Mình thấy Berlin vẫn dễ như ngày nào . Các bạn đừng quá lo lắng, nếu các bạn có mục đích thật sự là ở lại học thì chỉ cần đưa APS kèm theo dù chưa có bất cứ gì trong tay như Zulassung của Uni, bằng tiếng họ vẫn cho visum dễ dàng thôi .”
Như vậy, thủ tục gia hạn visa ở Đức khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị thật kỹ giấy tờ liên quan và đến Sở Ngoại Kiều tại thành phố mà bạn theo học để xin gia hạn. Việc này sẽ không mất nhiều thời gian và công sức của bạn nhưng nó lại rất quan trọng. Vì vậy nên các bạn hãy nhớ và chú ý xin gia hạn visa để đảm bảo cho quá trình du học của mình hợp pháp nhé.a
© 2024 | Thời báo ĐỨC