Trung tâm về nghiện của Đức cảnh báo: Hậu quả nguy hiểm của uống rượu "thụ động"!

Tiêu thụ rượu bia ở nước Đức vẫn vào loại cao. Trung tâm về nghiện của Đức cảnh báo về hậu quả của uống rượu "thụ động", khi một nhóm người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

132 1 Trung Tam Ve Nghien Cua Duc Canh Bao Hau Qua Nguy Hiem Cua Uong Ruou Thu Dong

Rượu không chỉ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu thụ rượu mà thường còn ảnh hưởng đến một nhóm người không tham gia - một nghiên cứu ở München cho thấy tác dụng xấu của uống rượu mà bấy nay còn bị coi nhẹ.

Ngay cả những người không uống rượu nhiều khi cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng tiêu thụ rượu: trong giao thông - các lái xe say xỉn gây tai nạn chết người; hành động bạo lực chịu tác động từ uống rượu; phụ nữ mang thai uống rượu ảnh hưởng đến bào thai...

Viện nghiên cứu trị liệu München (Instituts für Therapieforschung (IFT) đã đăng tải kết quả nghiên cứu về tác động của "uống thụ động" trên tạp chí chuyên đề "BMC Medicine".

Hội chứng rượu bào thai

Các nhà khoa học, dẫn đầu là Ludwig Kraus dựa trên một báo cáo tổng quan quốc tế dự đoán riêng năm 2014 ở Đức có 12.650 đứa trẻ ra đời bị rối loạn vì rượu khi là thai nhi (FASD) trong đó 3.000 bị hội chứng rượu bào thai (FAS) rõ ràng.

Các cháu có các biểu hiện như còi cọc và bị dị tật trên khuôn mặt. Khả năng vận động bị hạn chế, khiếm khuyết về hành vi, trí tuệ bị tổn thương, khả năng tập trung kém do đó ảnh hưởng đến kết quả học tập. 

Như vậy, tiêu thụ rượu còn ảnh hưởng đến bên thứ ba không tham gia trực tiếp, Kraus rút ra kết luận. "Điều này tương tự như hút thuốc lá thụ động vậy."

132 2 Trung Tam Ve Nghien Cua Duc Canh Bao Hau Qua Nguy Hiem Cua Uong Ruou Thu Dong

"Đối với nước Đức, cho tới nay số liệu bị coi nhẹ".

Bên cạnh nghiên cứu đánh giá tổng quan quốc tế về vấn đề này, các nhà khoa học Đức còn đánh giá nghiên cứu của Viện Robert-Koch ở Berlin. Viện này đã phỏng vấn nhiều bà mẹ, kết quả cho thấy trong số 10.000 đứa trẻ thì 177 bị FASD khi ra đời. Trên cơ sở đó, các nhà khoa học đã tính ra con số trẻ bị ảnh hưởng, trong tổng 715.000 số ca sinh nở ở Đức. 

"Cho đến nay Đức đã coi nhẹ con số này", Kraus nói. Cũng nên nhớ FAS và FASD không phải là hậu quả duy nhất do tiêu thụ rượu khi thai nghén.

Khó có thể biết chính xác số ca bị ảnh hưởng, do sự tổn thương mãi sau này mới xuất hiện. Vả lại không có quy định phải khai báo khi bị bệnh này do đó không có các con số thống kê. 

"Có nhiều ca bị FAS hay FASD tuy nhiên không được coi là bị các bệnh này. Nhiều đứa trẻ bị rối loạn tuy nhiên lại không bị chẩn đoán là rối loạn do lạm dụng rượu khi là thai nhi", Kraus nói. Theo dự đoán thì số ca bị bệnh này không có xu hướng tăng vì tiêu thụ rượu ở Đức có xu hướng giảm, Kraus nói. Tuy nhiên ông yêu cầu cần tăng cường đề phòng.

132 3 Trung Tam Ve Nghien Cua Duc Canh Bao Hau Qua Nguy Hiem Cua Uong Ruou Thu Dong

Do rượu nên xảy ra hành vi bạo lực

Ông Kraus nhấn mạnh, cần phạt nặng lái xe uống rượu. Tăng cường hơn nữa kiểm tra giao thông. Trong số 2.675 người bị chết khi tham gia giao thông năm 2014 tại Đức, thì có 1.214 là nạn nhân của lái xe say rượu, phần lớn là những người cùng đi hoặc người đi bộ.

Nhiều vụ bạo lực xảy ra do tác động của rượu. Trong số 368 vụ án mạng thì 55 vụ kẻ gây án chịu tác động của rượu. Cần điều trị cho những người hung hăng, gây gổ khi chịu tác động của rượu, qua đó giảm được các vụ bạo hành vì rượu.

Các biện pháp tăng giá hoặc hạn chế quảng cáo đồ uống có cồn thường không được ưa thích tuy nhiên các biện pháp đó giảm được tổn hại cho bên thứ ba. Hơn nữa điều này cũng có lợi cho bản thân người uống rượu. Trên thế giới lạm dụng rượu là nguyên nhân phổ biến đứng hàng thứ tư gây bệnh tật và tử vong . Lạm dụng rượu tăng cường nguy cơ bị một loạt bệnh ung thư.

Theo Pháp luật và bạn đọc


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày