Người Đức sống quá ích kỷ so với người Việt

Du học sinh, sinh viên Việt Nam đến nước Đức học tập và lao động là người Việt ở Đức đều cảm thấy người Đức rất lạnh lùng khi giao tiếp.

1. Người Đức sống tiết kiệm quá mức so với người Việt

Người Đức thành thật trong suy nghĩ và giao tiếp với mọi người, họ không thích giả dối, bông đùa hay tham gia vào các thông tin, sự kiện làm ảnh hưởng đến thời gian của họ, khác với người Việt thích táy máy, tò mò, tọc mạch từ nhà ra ngõ. Người Đức vì vậy không muốn hành động của họ có thể gây ảnh hưởng đến cộng đồng ví dụ như việc tiết kiệm vốn là thứ người Việt tiêu xài hoang phí cần học tập người Đức.

Người Đức tiết kiệm từ mọi thứ có thể trong sinh hoạt, tiết kiệm không phải keo kiệt, bủn xỉn như một số người Việt sống ở Đức. Điện thoại không dùng để buôn dưa lê như người Việt mà chỉ để liên lạc khi cần thiết và nếu không có phương tiện thuận tiện hơn, chi phí thấp hơn. Các loại thiết bị điện người Đức sử dụng đều có chất lượng rất cao nhưng họ vẫn luôn tắt các thiết bị không sử dụng để tiết kiệm chi phí. Với nước sinh hoạt cũng vậy, nếu dùng càng nhiều nước thì họ phải trả càng nhiều phí nước sạch và xử lý nước thải. Do đó, người Đức chỉ tắm 2 – 3 lần/tuần và không tắm quá lâu, quần áo cũng mặc 2 – 3 ngày mới giặt bởi nước Đức mọi thứ đều sạch sẽ, đường phố không bị ô nhiễm.

Vào mùa đông khi thời tiết lạnh giá, người Đức cũng phải sử dụng lò sưởi trong nhà và chi phí tiền điện cho lò sưởi cũng rất cao, do đó họ chỉ bật lò sưởi khi cần thiết và nếu ra khỏi nhà thì sẽ tắt lò sưởi để tiết kiệm chi phí. Người Việt thì khác, họ bật lò sưởi mọi lúc bởi phần lớn người Việt đã có tiền trợ cấp và không cần quan tâm tới tiền họ phải trả. Về thực phẩm, người Đức mua số lượng thức ăn ít hơn hẳn so với người Việt, thậm chí các bữa ăn chỉ vừa đủ hoặc thiếu một chút, người Việt ở Đức có tiền trợ cấp thì ăn uống thoả thích, tiêu xài rất hoang phí thức ăn, với người Đức nếu ăn thừa thì họ sẽ đóng gói thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh cho ngày hôm sau. Người Đức nếu có thể đi lại gần thì họ sẽ dùng xe đạp, vừa tập thể dục vừa không gây ô nhiễm môi trường, còn nếu đi xa thì họ sử dụng các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện, tàu hoả,…thay vì các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy như người Việt dù ăn trợ cấp vẫn cố gắng mua ô tô cho sành điệu, hãnh diện với người khác.

2. Người Đức tiết kiệm nhiên liệu trong đời sống

Người Đức không thích sự khoác loác, phô trương giống như người Việt ở Đức. Họ không thích tụ tập, buôn dưa lê và than phiền về cuộc sống. Người Việt thấy người Đức quá lạnh lùng và không thân mật, thực tế thì người Đức cũng rất nhiệt tình và quan tâm tới mọi người nhưng họ đề cao tính cá nhân và khả năng của bản thân nên họ sẽ không giúp nếu chưa thật cần thiết. Ngược lại, người Việt mới gặp khó khăn đã chạy vạy nhiều nơi, kêu gọi họ hàng, anh em, bạn bè sống ở Đức giúp đỡ. Người Đức thì chỉ động viên khi gặp khó khăn và cổ vũ tinh thần để vượt qua hoàn cảnh.

Người Đức luôn sử dụng các loại thiết bị tiết kiệm nhiên liệu, các thiết bị điện, nước được sử dụng hợp lý, điều này không chỉ giúp giảm chi phí mà còn tăng tuổi thọ sử dụng của các loại bóng đèn, ti vi, tủ lạnh, các thiết bị máy móc, điện tử,…Người Đức tắt các thiết bị không sử dụng ngay cả khi chúng có thể hoạt động ở chế độ chờ (stand by), điều này giúp ích cho việc họ có thể tiết kiệm hàng trăm Euro cho mỗi gia đình người Đức. Theo các nhà nghiên cứu Đức, việc các hộ gia đình người Đức tiết kiệm điện như vậy có thể giúp cho 2 nhà máy nhiệt điện cỡ lớn không phải hoạt động và giúp giảm rất nhiều khí thải, nguyên liệu để vận hành nhà máy điện.

Với các loại thực phẩm đông đá được bảo quản trong tủ lạnh, người Đức mang ra ngoài để tan một cách tự nhiên hơn là sử dụng lò vi sóng hoặc lò nướng vốn rất tốn điện để rã đông. Họ nấu đồ ăn sử dụng đủ độ nóng và đậy nắp nồi để tránh nhiệt lượng bị bỏ phí và thực phẩm nhanh chín hơn. Người Đức cũng không bật nhiều bếp một lúc như người Việt mà nấu lần lượt các món ăn, nếu bếp còn nóng thì họ có thể tận dụng để hâm nóng thực phẩm thay vì bật bếp hoạt động. Người Đức có máy rửa bát trong bếp và họ chỉ dùng khi đã chất đầy các loại bát đĩa. Nếu không có máy rửa bát thì họ rửa bằng tay và cũng rất tiết kiệm nước và các loại nước rửa chén ở Đức đều đảm bảo độ an toàn rất cao nên không cần phải rửa nhiều lần.

Khi tắm thì người Đức chỉ dùng nước vừa đủ ấm và tận dụng nước thải để vệ sinh toilet, ngoài ra với các máy giặt thì họ chỉ giặt ở nhiệt độ đủ cho các loại vải, thay vì chọn nhiệt độ cao. Người Đức chỉ bật lò sưởi trong nhà khi cần thiết và trong phòng ngủ thì thay vì bật lò sưởi tiêu tốn nhiên liệu cao, họ sử dụng các loại chăn ấm và dày hơn. Họ thường xuyên sử dụng các loại sách báo dùng giấy tái chế hơn là các sản phẩm điện tử, công nghệ như điện thoại, máy vi tính để đôi mắt không bị ảnh hưởng.

132 1 Nguoi Duc Song Qua Ich Ky So Voi Nguoi Viet

Tiết kiệm tiền theo cách người Đức mà người Việt cần học hỏi

3. Lý do người Đức tiết kiệm tiền

Người Đức thích gửi tiền vào ngân hàng để tiết kiệm dù thực tế họ không những không được hưởng lãi suất mà thậm chí còn phải trả phí cho ngân hàng do lượng tiền của người Đức gửi trong các ngân hàng quá lớn, cầu vượt cung, không có sự cạnh tranh khách hàng về lãi suất. Về tiết kiệm tiền thì người Đức có ghi chép lại các khoản chi phí hàng tháng, các khoản chi bắt buộc cho tiền điện, nước, đồ ăn, bảo hiểm,…Từ đó họ có thể biết việc họ có chi tiêu vượt quá mức cho phép hay không, nếu có thì phải giảm bớt trong các tháng tới. Khi đi mua đồ thì họ giữ lại các hoá đơn để có thể tính toán các chi phí này và từ đó có thể giảm bớt các chi phí không cần thiết.

Người Đức thích mua đồ trong các siêu thị, cửa hàng có chương trình khuyến mại giảm giá và nếu cửa hàng có giá rẻ hơn nơi khác thì họ sẽ đến mua. Họ có thói quen mua đồ sử dụng trong cả tuần trong mức giới hạn, người Đức không mua nhiều đồ dùng hơn mức cần thiết và luôn chuẩn bị kế hoạch trước khi đến siêu thị mua đồ. Ăn uống ở gia đình nhiều hơn ăn ở ngoài vừa tiết kiệm chi phí và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Người Đức không lãng phí bất kỳ khoản nào dù là các đồng tiền xu giá trị thấp, họ tiết kiệm trong các ống tiền và khi đầy thì đến ngân hàng gửi vào các máy ATM để chuyển tiền vào tài khoản.

Lý giải cho sự tiết kiệm này không phải vì người Đức giàu bởi ky bo, keo kiệt, bủn xỉn giống như một số người Việt ở Đức, mà bởi vì nước Đức bại trận trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Người Đức đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng về kinh tế, sống trong thiếu thốn, nợ nần và chỉ có thể do ý chí, tinh thần và sự nỗ lực của cả xã hội cùng vượt lên khó khăn, tiết kiệm để phát triển phúc lợi xã hội, y tế, bảo hiểm,…mỗi cá nhân đều có ý thức đóng góp và xây dựng đất nước. Đối với người Việt thì họ chỉ nghĩ tới cá nhân và vì vậy người Việt chỉ có thể kìm kẹp, tranh giành nhau với các suy nghĩ hạn hẹp, thiếu tầm nhìn. Người Việt nghĩ rằng tiêu xài không tiết kiệm là thể hiện sự giàu có đem lại vẻ hào nhoáng bên ngoài, nhưng bên trong thì nợ nần, ăn trợ cấp xã hội, và người Việt cần thay đổi tư duy, học tập người Đức và từ đó người Việt có thể đóng góp cho gia đình, cộng đồng Việt ở Đức cũng như nước Đức.

Trang Tin Tức Việt Đức


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày