1. Muốn gặp thì phải có lịch hẹn trước
Không tuỳ tiện như người Việt thích tụ tập bạn bè, tụm năm tụm ba, lúc nào cũng chỉ cần ới nhau là có thể ăn chơi, đàn đúm. Người Đức rất tôn trọng thời gian, công việc của cá nhân và đối tác làm việc, vì vậy nếu muốn gặp người Đức, bạn phải chuẩn bị lịch hẹn trước, cụ thể công việc và nội dung gặp mặt, thời gian và địa điểm gặp mặt. Điều đó thể hiện sự tôn trọng của người Đức đối với người Việt sống và làm việc ở Đức nếu người Việt ở Đức có thể hiểu về quy tắc tối thiểu này để giữ lịch sự với người Đức.
2. Luôn đến đúng giờ khi có hẹn với người Đức
Việc này thể hiện sự hiểu biết của bạn về văn hoá, xã hội nước Đức và người Đức. Bạn cần phải đến sớm hơn hoặc chậm nhất là đến đúng giờ với thời điểm bạn đã hẹn với người Đức. Tuyệt đối không đến muộn dù chỉ là vài phút, không giống như người Việt hẹn 7 giờ mà 8 giờ mới đến là chuyện bình thường, với người Đức đó là sự xúc phạm không thể chấp nhận vì làm họ mất thời gian chờ đợi và ảnh hưởng tới các công việc và kế hoạch cá nhân khác của họ.
3. Học cách chào hỏi đúng cách của người Đức
Tùy theo việc bạn có quen với đối tác người Đức hay không và vị trí vai trò của bạn so với họ mà bạn có thể không cần phải chào hỏi nếu bạn không quen người Đức. Nếu bạn có quen biết và không muốn dừng lại quá lâu thì tốt nhất là cũng không chào hỏi họ, chỉ cần chào nhanh một câu và tiếp tục công việ bạn đang thực hiện. Nếu có thời gian dừng lại trò chuyện, hỏi thăm thì bạn có thể bắt tay hoặc ôm hôn người Đức, việc giao tiếp này rất thân mật và chỉ khi bạn thật sự trở thành bạn với người Đức mới có thể thực hiện. Người Đức rất giữ khoảng cách và vị trí khi tiếp xúc với người không quen biết và người Việt cần tránh việc luôn tươi cười với người Đức tạo ra sự nghi ngờ đối với người Đức về thái độ và mục đích tiếp cận của người Việt khi muốn giao tiếp với người Đức.
4. Giới thiệu về bản thân rõ ràng, đúng mực
Người Đức thường giới thiệu tên của họ và quê quán khi lần đầu giới thiệu với người mới quen. Họ không giới thiệu các thông tin cá nhân khác như người Việt thích tò mò về hoàn cảnh gia đình, công ăn, việc làm ở Đức,…Điều này chỉ có thể biết khi bạn trở thành bạn thân với người Đức. Còn lại, thì giới thiệu ngắn về bản thân là đủ. Nếu có thể, thì bạn có thể giới thiệu về đất nước Việt Nam để người Đức biết thêm về đất nước vượt qua chiến tranh, thống nhất đất nước và cũng đang có sự phát triển, không còn đói kém, lạc hậu. Người Đức luôn ấn tượng về nỗ lực của người Việt ở Đức nhưng nếu có thể qua ứng xử, giao tiếp của các bạn, người Đức sẽ có cách đánh giá chính xác hơn về khả năng của người Việt sống và làm việc ở Đức.
5. Không khoe mẽ, tỏ ra hiểu biết vượt quá khả năng
Người Việt thích thể hiện cá nhân qua việc kể lại các câu chuyện mà họ nghe được từ đâu đó hoặc thêm thắt để câu chuyện thêm phần thu hút dù họ có thể chưa từng trải nghiệm thực tế. Họ tin rằng như vậy giúp ích cho việc người khác thêm sự kính trọng đối với khả năng của họ về các kiến thức, chuyên môn, pháp luật, đời sống, chính trị của người Việt ở Đức. Thực tế, đối với người Đức, họ không thích nói vòng vo và luôn đi thẳng vào các vấn đề thực tế trong xã hội, lên án, chỉ trích nặng nề dù các chủ đề có thể mang tính tiêu cực ngay cả trong các buổi gặp thân mặt, ăn uống, dự tiệc,…Tuy nhiên, bạn chỉ nên đóng góp, tham gia ý kiến nếu bạn cũng am hiểu về các chủ đề mà người Đức muốn chia sẻ, bình luận về pháp luật, chính trị, xã hội ở Đức. Ngoài ra, khả năng tiếng Đức của các bạn cũng phải thật tốt để tránh gây phiền nhiễu tới cuộc giao tiếp và không nên quá thể hiện bản thân, đem các tư tưởng của Việt Nam áp dụng, gây hiểu lầm về cách bạn muốn chia sẻ về xã hội Việt Nam tới các bạn người Đức.
6. Chỉ sử dụng điện thoại khi cần thiết
Người Đức chỉ sử dụng điện thoại khi cần liên lạc nhanh chóng và thông tin cần trao đổi cũng rất ngắn gọn, rõ ràng. Người Việt thích sài đồ hiệu, điện thoại di động đắt tiền, chụp ảnh khoe các buổi liên hoan, ăn uống, đi chơi,…Người Đức không thể hiện sự giàu có như vậy và họ cũng chẳng thích khoe về giá trị của các sản phẩm đắt tiền mà họ sử dụng như người Việt. Trong các buổi giao tiếp, trò chuyện với bạn bè, họ giành nhiều thời gian để hỏi thăm, trao đổi các thông tin, hiểu rõ về bản thân đối tác hơn là chỉ chú tâm vào chiếc điện thoại, không để ý đến người xung quanh. Trên hết, người Đức tôn trọng thời gian mà họ dành cho nhau, vì vậy, người Việt không vì sự thiếu ý thức, chỉ quan tâm tới lượng view, like trên các mạng xã hội mà khiến người Đức hiểu lầm về mục đích làm bạn với người Đức.
7. Ăn chơi không có giới hạn nhưng trong khuôn khổ
Người Việt thích ăn chơi, nhảy múa nhưng nói chung do tình hình an ninh xã hội nên thường các thanh, thiếu niên không được phép về muộn trước 12 giờ đêm. Ở Đức, an ninh được đảm bảo nên dù có sử dụng nhiều loại rượu, bia người Đức vẫn có thể an toàn ở lại qua các bữa tiệc tới gần sáng, lúc nửa đêm mới chỉ là thời điểm bắt đầu của các buổi hoan lạc sôi động. Người Đức chỉ làm vậy vào các buổi tiệc thân mật và họ có thể ăn uống no say mà không ảnh hưởng đến vị trí và vai trò trong công việc của họ. Đơn giản họ rất có ý thức về giới hạn sử dụng đồ uống có cồn để tuy có vui vẻ nhưng không gây nên các cuộc tranh cãi, đánh lộn như người Việt thích tâng bốc nhau qua chén rượu, cốc bia vô tội vạ.
8. Đừng bao giờ giả dối với người Đức
Người Việt có thể nói tốt trước mặt nhưng nói xấu sau lưng và đó là chuyện bình thường. Người Đức không nói dối như vậy và họ rất ghét khi phải gặp gỡ những người có thiếu tư cách, đạo đức như một bộ phận không nhỏ người Việt sống ở Đức, không đi làm, ăn trợ cấp xã hội, ăn cắp, ăn trộm,…Để gây dựng uy tín với người Đức, người Việt phải rất thành thật, nếu gặp khó khăn thì phải thể hiện rõ hoàn cảnh, lý do, không đưa ra các luận điểm sai lầm, trốn tránh trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng. Người Đức không thích đùa cợt trong các vấn đề công việc và họ cũng rất vui vẻ, hóm hỉnh nhưng chỉ khi đó là các tình huống giao tiếp thân mật, cởi mở với bạn bè, người quen.
9. Đừng làm phiền người Đức khi chưa là bạn bè
Người Việt nếu sau buổi liên hoan, ăn uống, chạm vài cốc bia, chén rượu là có thể trở thành bạn bè, anh em, chiến hữu nhưng mối quan hệ này chỉ đến ngày hôm sau là mỗi người một nơi, thân ai người nấy lo. Người Đức không dễ dàng để kết bạn và nếu không muốn thì người Việt cũng không bắt ép được họ, người Đức một khi đã muốn kết bạn thì sẽ dành thời gian cho bạn giúp bạn học tiếng Đức tốt hơn và có thể giúp đỡ các công việc bạn gặp khó khăn trong đời sống. Người Việt khi vui thì ở cạnh nhau, khi có khó khăn, chẳng mấy ai ở lại giúp đỡ bạn. Vì vậy, việc tìm một người bạn người Đức có thể giúp đỡ bạn khi sống ở Đức là một việc khó khăn nhưng đáng để thực hiện và người Đức hoàn toàn không lạnh lùng, cứng nhắc khi người Việt muốn làm quen, kết bạn với người Đức.
Trang Tin Tức Việt Đức
© 2024 | Thời báo ĐỨC