Đức đang phải vật lộn trước thực trạng thiếu hụt lao động, với nhiều số liệu thống kê cho thấy hàng chục nghìn cơ hội học nghề vẫn bị bỏ trống trong năm 2021.
Một nghiên cứu mới của Viện Kinh tế Đức (IW) cho biết năm 2021, có khoảng 63.000 vị trí tuyển dụng bị bỏ trống, chiếm 12% tổng số vị trí tuyển dụng hiện có.
Đức đang phải vật lộn trước thực trạng thiếu hụt lao động, với nhiều số liệu thống kê cho thấy hàng chục nghìn cơ hội học nghề vẫn bị bỏ trống trong năm 2021.
Một nghiên cứu mới của Viện Kinh tế Đức (IW) cho biết năm 2021, có khoảng 63.000 vị trí tuyển dụng bị bỏ trống, chiếm 12% tổng số vị trí tuyển dụng hiện có.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng con số thực có thể còn lớn hơn nhiều, do thống kê chỉ tính những người đã đăng ký với các cơ quan tuyển dụng của Đức.
Theo IW, nếu tính cả những vị trí không được thống kê, tỷ lệ này có thể lên tới gần 40%.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những người trẻ tuổi không hứng thú với một số công việc và các công ty đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân công để đào tạo. Tỷ lệ học nghề bỏ trống cao nhất là bán thực phẩm tươi sống, với 60,4% vị trí không thể tuyển dụng.
Các ngành nghề khác như sửa ống nước (38,9%), phục vụ ăn uống (37,5%) và thợ xây dựng (33,8%) cũng gặp khó khăn trong việc thu hút lao động trẻ, có tay nghề cao.
Các nhà nghiên cứu khuyến nghị rằng các công ty tuyển dụng nên hỗ trợ nhiều hơn cho các thực tập sinh, về phương tiện đi lại và nhà ở, để thu hút nhiều hơn các vị trí việc làm đang còn trống.
IW nhận định: “Trong tương lai, việc khai thác tiềm năng của lực lượng trẻ nhằm lấp chố trống thị trường lao động có tay nghề đang thiếu hụt hiện nay là rất quan trọng và cần thiết.”
Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Lao động và các vấn đề xã hội Hubertus Heil khẳng định: “Việc thiếu công nhân lành nghề không phải là lực cản thường trực đối với tăng trưởng ở Đức, nhấn mạnh rằng đào tạo và giáo dục sẽ là trọng tâm chính trong chương trình nghị sự của Bộ Lao động do ông đứng đầu”.
Phương Hoa (TTXVN/Vietnam+)
© 2024 | Thời báo ĐỨC