Trên thế giới có rất nhiều người giàu có và mọi người đều quen thuộc với tên tuổi của họ như Bill Gates, Mark Zuckerberg, Warren Buffett… ở Mỹ, Konosuke Matsushita và Sun Zhengyi ở Nhật Bản, Petain từ L’Oreal ở Pháp. Ngay cả ở Nga, Ấn Độ và Mexico, chúng ta cũng đã nghe nói về các tỷ phú nổi tiếng.
Người giàu ở nhiều quốc gia được mọi người trong nước và cả thế giới chú ý về ngoại hình, lối sống, họ đi xe gì, có máy bay riêng hay không, họ đang ở ngôi nhà ra sao… Bởi những người giàu có này thường xuất hiện tại nhiều sự kiện truyền thông, trở thành tâm điểm chú ý của xã hội. Nhiều người trong số họ còn trở thành những nhà cố vấn, diễn giả để nói về kinh nghiệm thành công của bản thân. Một số bài phát biểu của họ thậm chí còn trở thành sản phẩm thương mại kinh điển được săn đón trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, có một đất nước với nền kinh tế rất phát triển, nền công nghiệp sản xuất ở trình độ tiên tiến nhất và những công ty đình đám thế giới. Nhưng điều kỳ lạ là ít ai biết đến tên tuổi của những người giàu có của đất nước này. Đó chính là nước Đức.
Tất nhiên, đất nước này không thiếu những người giàu có, nhưng thái độ sống của họ rất khác so với giới giàu có ở những nơi khác trên thế giới. Họ tránh tham gia các hoạt động truyền thông, thậm chí từ chối tham dự các cuộc gặp mặt với bạn học cũ có nhiều mức sống khác nhau. Họ không thể hiện cuộc sống cá nhân ở nơi công cộng. Họ cố gắng giữ cuộc sống kín đáo hết mức có thể.
Người giàu có ở Đức sống “vô hình”
Anh em nhà Aldi, nhà bán lẻ lớn nhất nước Đức, là gia đình giàu nhất nước Đức với khối tài sản chung trị giá tới 40 tỷ euro. Nhưng cuộc sống của họ hoàn toàn không được tiết lộ. Họ luôn từ chối phỏng vấn và né tránh sự xuất hiện trước giới truyền thông, sự kiện công cộng. Đến nay, chỉ có vài bức ảnh được lưu truyền về những huyền thoại kinh doanh của nước Đức này.
Dieter Schwartz, người giàu thứ hai nước Đức và là một trong những người sáng lập ra cửa hàng bán lẻ Lied, với khối tài sản khoảng 17 tỷ euro. Người ta vẫn chỉ biết tên mà không bao giờ nhìn thấy ông một cách chính thức, như thể ông không tồn tại trên thế giới này.
Cũng có một vài bức ảnh về Dieter Schwart được lan truyền trên internet nhưng chưa bao giờ được xác thực. Vì vậy, dù ông có đi dạo ở công viên cũng không ai có thể biết rằng đây là người giàu có bậc nhất nước Đức.
Theo thông tin hiếm hoi được tiết lộ thì hiện giờ Dieter Schwart đang sống ở một thị trấn nhỏ miền Nam nước Đức. Nhưng không ai biết chính xác nơi ở của ông. Ông cũng không bao giờ nhận lời phỏng vấn của truyền thông. Thậm chí, ông còn từ chối nhận nhiều giải thưởng, huân chương danh dự do chính phủ trao tặng. Ông thường lái một chiếc xe bình thường, mặc quần áo cực kỳ bình thường, thích đi xem hòa nhạc cùng vợ…
Những ví dụ như trên về giới người giàu Đức rất nhiều. Theo khảo sát của một công ty dịch vụ thiết kế nơi ở ở Munich cho thấy, những người giàu cũng sống trong những khu phố bình thường, những dãy nhà không có tường bao quanh, trước và sau nhà đều là nơi công cộng, mọi người tự do đi lại…
Bức ảnh hiếm hoi về anh em nhà Aldi được tiết lộ với truyền thông
Những ngôi nhà bình thường
Mặc dù biệt thự của những người giàu có tại Đức có diện tích lớn, nhưng hầu hết đều có thiết kế tương tự như những ngôi nhà khác trong khu vực. Mọi người xung quanh cũng không mấy chú ý đến thân thế của chủ nhân biệt thự. Bên cạnh chuông cửa ở lối vào có thể viết tới 5 cái tên khiến người ta có cảm giác có 5 gia đình chung sống tại biệt thự rộng lớn này. Trên thực tế, toàn bộ biệt thự chỉ thuộc sở hữu của một gia đình giàu có. Hơn nữa 5 cái tên đó đều là biệt hiệu, cũng không phải tên riêng của chủ nhân. Bí mật này chỉ có bưu điện địa phương mới hiểu được.
An ninh của biệt thự là điều tất nhiên được đảm bảo nghiêm ngặt với hệ thống chống trộm điện tử, có vệ sĩ túc trực suốt ngày đêm.
Luôn lái xe bình thường
Trong tầng hầm của ngôi biệt thự có thể có tới 5 chiếc xe ô tô cổ đắt giá. Nhưng khi ra ngoài, người giàu Đức luôn lái những chiếc xe thông thường của mình. Vì vậy không ai biết được danh tính của người giàu sống bên cạnh mình.
Người giàu ở Đức không bao giờ công bố tài sản thực sự của họ là bao nhiêu. Tất nhiên, đối với những công ty lớn, các cơ quan chức năng khảo sát mức độ giàu có bằng cách sử dụng dữ liệu về sự phát triển của công ty để dự đoán mức độ giàu có của chủ sở hữu. Tuy nhiên, người giàu có sở hữu các công ty lớn nhất của Đức đều “giấu mặt”. Hầu hết đó là những công ty gia đình, được truyền từ đời này sang đời khác và không được liệt kê vào các danh sách trên truyền thông.
Một tổ chức từng liên hệ với 400 triệu phú Đức nhưng chỉ chưa đầy 1% trong số đó sẵn sàng chấp nhận phỏng vấn. Thậm chí những người chấp nhận phỏng vấn cũng rất miễn cưỡng. Do vậy, hầu hết các báo cáo khảo sát về sự giàu có của người Đức đều dựa trên suy đoán từ số liệu và phân tích của các tổ chức liên quan, không có báo cáo nào là chính thức và được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền.
Cách dựa vào lối sống của người giàu thông thường để xác định tài sản của giới thượng lưu Đức cũng không hiệu quả. Bởi hầu hết họ không quan tâm đến những thứ phô trương như Rolls-Royce, Ferrari hay du thuyền…
Khí chất của người giàu Đức được tôi luyện như thế nào?
Người giàu Đức rất coi trọng cuộc sống gia đình và việc giáo dục con cái. Tính cách của những người Đức giàu có là: Khiêm tốn và rất có khí chất. Lí do là gì?
Thứ 1, liên quan đến các giá trị chung của xã hội
Người phụ nữ giàu nhất nước Đức và là người thừa kế BMW từng bí mật làm việc tại BMW nhưng không ai biết
Nước Đức đã trải qua kỳ tích kinh tế, có di sản văn hóa sâu sắc. Những người giàu biết rằng, muốn được người khác tôn trọng thì chỉ có tiền thôi là chưa đủ. Họ phải có cả phẩm chất văn hóa và ý thức xã hội. Việc khoe của cải bị coi là thô tục, thiếu giáo dục và bị người khác coi thường. Vì vậy, không chỉ giới thượng lưu mà ngay cả những người có thu nhập cao như các giám đốc, trưởng phòng cũng không phô trương tiền bạc.
Đặc điểm này của giới thượng lưu Đức liên quan đến việc phần lớn họ làm giàu từ nền tảng lâu dài, không dễ dàng kiếm được tiền. Ngay cả thế hệ thứ 2, thứ 3 của người giàu Đức cũng hiểu sâu sắc rằng, đằng sau sự giàu có của gia đình họ là sự chăm chỉ, nỗ lực của nhiều thế hệ trong gia đình.
Người giàu có và quyền lực ở Đức cũng hiếm khi viết sách về bí quyết thành công, quy tắc quản lý của bản thân. Bởi họ hiểu rằng, triết lý kinh doanh, quy tắc thành công của riêng họ là duy nhất và khó để sao chép, chuyển giao cho người khác, ngành khác hiệu quả.
Trên thực tế, con cháu của những người giàu có ở Đức không ngừng học hỏi. Như người thừa kế của tập đoàn BMW Susan Covant từng bí mật làm việc tại công ty gia đình từ vị trí thấp nhất để học hỏi nhưng không ai biết.
Thứ 2, xã hội Đức ổn định, hệ thống phúc lợi lành mạnh, giá cả ổn định, mọi người đều có thể được hưởng nền giáo dục và chăm sóc y tế bình đẳng, đảm bảo hiệu quả chất lượng cuộc sống quốc gia.
Vì thế, người dân thường không thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến sự giàu có và càng không đo lường giá trị cuộc sống, hạnh phúc bằng số lượng tài sản. Đối với người Đức, “tiền không phải là tất cả”, “tiền không đại diện cho hạnh phúc”. Vì vậy, người ta không mù quáng tôn thờ người giàu.
Thứ 3, hầu hết những người giàu ở Đức có tinh thần trách nhiệm xã hội cao, họ tích cực tham gia vào các hoạt động phúc lợi công cộng và thích quyên góp “ẩn danh”. Hàng năm, các tổ chức từ thiện ở Đức thường nhận được những khoản quyên góp khổng lồ từ những người giàu ẩn danh.
Trong những năm gần đây, giới siêu giàu ở Mỹ như Bill Gates, Warren Buffett đã khởi xướng việc quyên góp tài sản để làm từ thiện và được ca ngợi rộng rãi ở Mỹ cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, giới siêu giàu ở Đức thì từ chối cách làm đó. Với họ, việc làm từ thiện nên được tiến hành âm thầm, như vậy mới có ý nghĩa thực sự…
Theo Kênh14
© 2024 | Thời báo ĐỨC