Những điều đặc biệt lưu ý khi lái xe ô tô ở châu Âu
Lái xe ô tô ở châu Âu không đơn giản như việc nhảy lên phà rồi mặc kệ ra sao thì ra bởi mỗi nước ở châu Âu đều có luật khác nhau và có thể phạt nặng nếu vi phạm.
Cần hiểu rõ từ việc nên mang những thiết bị gì cho tới việc chấp hành luật phát thải đối với mỗi quốc gia khi điều khiển xe ô tô.
Bảo hiểm ô tô khi lái xe ở nước ngoài
Trước khi đi du lịch, hãy nhớ kiểm tra lại điều khoản bảo hiểm của mình và kiểm tra kĩ tất cả những thông tin. Có thể nhà cung cấp vẫn sẽ chi trả bảo hiểm cho lái xe nước ngoài, tuy vậy, chính sách bảo hiểm cũng có khả năng quy định rằng khoản đền bù dao động từ toàn bộ cho đến một phần, tùy vào quốc gia bạn đang tới.
Ngoài việc tìm hiểu về loại bồi thường, cần phải nắm rõ chuyến đi kéo dài bao lâu, bởi một số công ty bảo hiểm chỉ chấp nhận bồi thường cho những chuyến đi 90 ngày, 60 ngày hay 30 ngày. Đó là chưa kể có những công ty chỉ chấp nhận 3 ngày và bạn sẽ phải trả thêm phí cho những ngày còn lại.
Lưu ý rằng camera không chỉ hữu ích cho những khoảnh khắc đi nghỉ mát. Nếu có thể chụp ảnh hiện trường thiệt hại trong trường hợp gặp tai nạn thì sẽ có cơ hôi nhận được đền bù bảo hiểm hơn.
Bảo hiểm hỏng hóc khi lái xe ở nước ngoài
Hãy chắc chắn rằng bảo hiểm hỏng hóc vẫn có hiệu lực trường hợp xe gặp trục trặc ở châu Âu. Nếu không có bảo hiểm này thì trong trường hợp xe hỏng sẽ tốn rất nhiều tiền. Có những trường hợp mất tới 1.000 bảng Anh (30 triệu đồng) để đưa xe về nước.
Luôn kiểm tra kĩ những quy định về trường hợp xe hỏng hóc ở đất nước bạn tới. Ví dụ, ở Pháp, bạn không được phép gọi điện trực tiếp cho công ti bảo hiểm mà phải dùng bốt điện thoại khẩn cấp màu cam để gọi cho dịch vụ hỗ trợ.
Bằng lái và các loại giấy tờ
Những điều đặc biệt lưu ý khi lái xe ô tô ở châu Âu a2
Luôn luôn mang bằng lái bên mình, kể cả loại cũ đã dùng từ lâu.
Ngoài bằng lái, bạn cũng cần đảm bảo có đủ giấy tờ trong xe bao gồm giấy tờ xe. Nếu muốn, bạn có thể mang đi dịch sang tiếng nước ngoài nhưng đảm bảo mang bản gốc bởi một số nước không chấp nhận bản photo.
Giấy phép lái xe quốc tế
Nhiều quốc gia châu Âu bắt buộc phải có Giấy phép lái xe quốc tế (International Driving Permits – IDP).
Chú ý tới đèn pha khi lái xe ô tô ở các quốc gia châu Âu
Khi tới châu Âu, bạn phải điều chỉnh đèn pha sao cho hợp với làn đường lái xe bên phải hoặc trái (ví dụ như ở Anh lái xe bên trái) để không làm chói mắt những tài xế khác. Cần phải kiểm tra với đại lý bán xe hoặc xem sổ tay hướng dẫn để xem có thể điều chỉnh đèn được không.
Nếu không điều chỉnh được đèn thì có thể mua bộ chuyển đổi gắn lên đèn để bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
Hình thức phạt và phạt tại chỗ
Khi vi phạm tốc độ ở bất kỳ một nước châu Âu nào, các nhà chức trách vẫn có thể nắm được thông tin bằng lái của bạn. Thế nên đừng nghĩ là vì mình đang ở nước ngoài nên mình an toàn và có thể trốn phạt.
Các hình thức phạt và phạt tại chỗ thay đổi từ nước này sang nước khác. Ví dụ ở Pháp, cảnh sát có thể phạt tiền tại chỗ lên tới 750 euro (khoảng 20 triệu đồng).
Thiết bị “phá sóng” súng bắn tốc độ
Những điều đặc biệt lưu ý khi lái xe ô tô ở châu Âu a3
Nếu bạn có một thiết bị “phá sóng” súng bắn tốc độ thì nên để ở nhà khi lái xe ở nước ngoài vì một số nước coi thiết bị này là bất hợp pháp. Thậm chí, có thể bị phạt 1.500 bảng Anh (44 triệu đồng) nếu có trên xe, kể cả đã tắt. Thiết bị có thể sẽ bị tịch thu và thậm chí người ta có thể tịch thu luôn cả xe. Còn nếu điện thoại bạn có cài đặt phần mềm hay ứng dụng với chức năng tương tự thì điện thoại bạn cũng có thể bị tịch thu.
Nên mang dụng cụ an toàn nào trên xe ô tô?
Nhiều nước châu Âu bắt buộc tài xế phải mang biển cảnh báo tam giác, áo khoác phản quang mọi lúc và luôn phải mặc áo khoác phản quang khi gặp tai nạn.
Ở một số nước có thể phạt rất nặng nếu không mang những thiết bị này. Nhớ kiểm tra kĩ những yêu cầu về an toàn của đất nước trước khi ghé thăm.
Khu vực phát thải thấp (Low Emission Zone)
Những xe có lượng phát thải cao, gây ô nhiễm có thể bị cấm hoặc phải trả phí nếu di chuyển trong khu vực phát thải thấp.
Hơn 180 thành phố và thị trấn ở 10 nước châu Âu đang có những khu vực này hoặc sắp sửa có. Một số thành phố như Paris, Lyon và Grenoble ở Pháp và hàng loạt thành phố ở Đức yêu cầu xe phải có nhãn dán phát thải đặc biệt. Hãy kiểm tra kĩ những yêu cầu của nơi chuẩn bị tới để không bị bắt và bị phạt. Ví dụ như ở những thành phố của Pháp, không có nhãn dán có thể bị phạt 68 euro (1, triệu đồng) đối với xe hạng nhẹ và 135 euro (3,4 triệu đồng) đối với xe hạng nặng.
Lệ phí cầu đường
Những điều đặc biệt lưu ý khi lái xe ô tô ở châu Âu a4
Một số quốc gia châu Âu yêu cầu lệ phí đối với một số đường nhất định, tức là phải có nhãn dán đặc biệt ở xe nếu không muốn nộp lệ phí. Những nước khác chỉ yêu cầu nộp lệ phí ngay tại quầy.
Nguồn: Banxehoi.com – TT lược dịch
© 2024 | Thời báo ĐỨC