Bằng chứng rõ nhất là một số nước EU không thuộc trong khối Schengen này). 26 nước này khi ký hợp hiệp ước này là đã đồng ý cùng mở rộng biên giới bằng cách cho phép đi lại tự do giữa các nước thành viên, gỡ bỏ sự cứng nhắc trong kiểm soát biên giới, tạo thuận tiện cho công dân khi di chuyển giữa các vùng lãnh thổ.
Visa Schengen là một loại visa ngắn hạn dùng để nhập cảnh vào các nước Châu âu thuộc khối Schengen (Trừ một số vùng hải ngoại của Pháp như: Nouvelle-Calédonie, Polynésie, Saint-Barthélemy, Saint-Martin, Saint-Pierre-et-Miquelon và Wallis-et-Futuna,..Bạn cần phải xin một loại VISA đặc biệt khi đến những vùng này).
Khi xin visa Schengen thì bạn phải thực hiện thủ tục xin visa tại LSQ của nước mà bạn lưu trú lâu nhất hoặc là nơi bạn đặt chân đến đầu tiên. Nhưng để có thể đi du lịch tự túc các nước thuộc khối Schengen này thì công dân Việt Nam chỉ có thể làm hồ sơ xin visa Schengen 1 trong 4 nước sau: Pháp, Ý (Italia), Tây ban nha và Hà lan. Còn những nước còn lại hầu hết là cần phải có bảo lãnh từ người thân bên đất nước mà bạn cần xin visa, hoặc là không có văn phòng Đại sứ quán, lãnh sự quán tại Việt Nam.
Xin visa Schengen nên nộp hồ sơ vào LSQ nước nào?
Chúng ta đang nói về Visa schengen du lịch tự túc nên chỉ nói đến 4 nước mà Á châu đã liệt kê bên trên. Trong 4 nước này thường du khách sẽ chọn xin Visa Phap hoặc Visa Ý. 2 nước này có thủ tục có phần dễ dàng hơn các nước khác và phân định một cách rõ ràng với một quy trình chặt chẽ giúp du khach dễ dàng thao tác, chuẩn bị các thủ tục cần thiết. Nhưng chung quy ra thì thủ tục xin visa của các nước cũng gần như là giống nhau. Ở đây Á Châu sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện thủ tục xin visa Schengen tại LSQ Pháp với một quy trình chuẩn nhất.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ với những giấy tờ cần thiết
Hộ khẩu: photo công chứng tất cả các trang và bản chính để đối chiếu.
Hộ chiếu:Còn hạn ít nhất 06 tháng kể từ bạn xuất cảnh khỏi Pháp hoặc 1 trong các nước Schengen (vé máy bay khứ hồi có ghi)
01 mẫu đơn xin visa Schengen bạn điền đầy đủ thông tin theo tiếng Anh
01 ảnh 3,5 cm x 4,5 cm (nền trắng, chụp không quá 03 tháng)
Chứng minh thu nhập: Bảng sao kê lượng 03 tháng gần nhất (thanh toán qua ngân hàng thì xác nhận ngân hàng), các khoản thu khác từ việc cho thuê nhà, căn hộ,..(thu nhập càng ổn định tại Việt Nam càng chứng minh rằng bạn sẽ không từ bỏ nơi mà bạn đang có cuộc sống ổn định).
Chứng minh tài chính, tài sản: Các loại tài sản như sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng, các tài sản có giá trị khác như sổ đỏ nhà cửa, cổ phần, cổ phiếu,..Chứng minh này để chứng tỏ bạn đủ khả năng chi trả cho chuyến đi của mình, tất nhiên là càng nhiều càng tốt, riêng phần sổ tiết kiệm bạn phải có tối thiểu từ 200 triệu trở lên.
Chứng minh nghề nghiệp:
+ Nếu là nhân viên: Hợp đồng lao động bản sao (nên dịch thuật sang tiếng Anh hoặc Pháp và có dấu công chứng, chứng thực công ty). Giấy xin nghỉ phép: Có dấu chứng thực của công ty, ghi rõ lý do nghĩ phép và cam kết sẽ quay lại công ty làm việc sau khi kết thúc chuyến du lịch.
+ Nếu là chủ doanh nghiệp: Giấy phép đăng ký kinh doanh, bản sao kê thuế 03 tháng gần nhất, sao kê tài khoản ngân hàng của công ty càng tốt
Lịch trình chi tiết: Ghi chi tiết những nơi bạn sẽ đến, khách sạn bạn sẽ ở, và đi lại bằng phương tiện gì?,..v..v.. Booking vé máy bay (có khứ hồi từ sân bay Pháp hoặc 1 trong các nước thuộc khối Schengen) đây chỉ là giấy xác nhận chưa phải trả tiền bạn không nên xuất vé luôn tránh tình trạng tốn tiền mua vé máy bay rồi mà không xin được visa hay thời gian chậm trễ hơn vé thì phí lắm.
Booking khách sạn: của những nơi bạn sẽ nghĩ chân mà bạn đã ghi trong phần lịch trình chi tiết.
Bảo hiểm đi lại quốc tế: bảo hiểm du lịch quốc tế có mức bảo hiểm tối thiểu là 30.000 Euro (Mức bồi thường chứ không phải số tiền bạn phải bỏ ra), bạn nên mua loại này. Nếu bạn không đậu VISA thì công ty bảo hiểm sẽ hoàn tiền lại cho bạn.
Photo thẻ tín dụng quốc tế: Cái này không yêu cầu, không bắt buộc phải có, nhưng thiết nghĩ khi mình đi du lịch nước ngoài mà có thẻ này thì sẽ chất lượng hơn và có sự tin tưởng hơn tự họ. (Bạn scan mặt trước khỏi cần mặt sau, bởi vì họ cũng không quá quan tâm đâu, với lại mặt sau có chữ số bí mật của thẻ, có thể chụp luôn mặt sau nhưng che 03 chữ số bí mật lại cho an toàn nhé.). Á Châu dùng thẻ này cho khá nhiều khách hàng của mình và mang lại hiệu quả khá cao.
Bước 2: Đặt lịch hẹn nộp hồ sơ với LSQ Pháp
LSQ Pháp sử dụng 2 phương pháp để bạn có thể đặt lịch hẹn nộp hồ trước khi đến văn phòng, tránh tình trạng chen lấn, xô đẩy mà hiệu quả thì không có và cũng khiến cho văn phòng trở nên lộn xộn. Bạn bắt buộc phải thực hiện 1 trong 2 cách để đặt lịch hẹn. Nếu bạn không đặt lịch hẹn thì khi đến họ cũng không chấp nhận hồ sơ của bạn đâu nhé.
Đặt qua hotline điện thoại: Bạn gọi trực tiếp vào hotline 1900 6780 (chỉ áp dụng cho các cuộc gọi từ Việt Nam). Thời gian nhận cuộc gọi từ 8h00 – 17h00 từ thứ 2 đến thứ 6. Nhân viên tổng đài sẽ hỏi bạn một số thứ cơ bản về hồ sơ của bạn và đặt cho bạn một lịch hẹn rõ ràng và hỏi lại xem hôm đấy được không. Nhưng nên nhớ là tránh tháng 09 ra nhé. Thời gian này hồ sơ khá nhiều, bạn gọi điện thoại chưa chắc sẽ setup được cuộc hẹn ngay đâu, có khi đợi mất vài ngày đấy.
Đặt qua internet: Truy cập trang web https://fr.tlscontact.com/ trung gian với LSQ Pháp, bạn chọn quốc gia Việt Nam rồi bắt đầu thủ tục đăng ký tài khoản như lúc bạn đang ký facebook vậy. Sau khi xác nhận được tài khoản bạn có thể khai báo thông tin và đặt lịch hẹn. Nên nhớ điền thông tin một cách chính xác, không được nhập đi nhập lại nhiều lần. Hồ sơ của bạn sẽ bị liệt vào hồ sơ ảo (hoặc spam phá hoại) và tất nhiên là không có cuộc hẹn nào được setup cả.
Bạn chọn cách nào cũng được, nhưng để trực quan hơn, tương tác trực tiếp với nhân viên tổng đài qua số hotline là lựa chọn tối ưu hơn.
Bước 3: Nộp hồ sơ xin visa Schengen tại LSQ Pháp và đóng lệ phí
Sau khi có được lịch hẹn, bạn nên chuẩn bị tâm lý thỏa mái, ăn mặc đàng hoàng, lịch sự (tốt nhất quần tây sơ mi trắng đối với nam và váy đen áo sơ mi trắng đối với nữ) . Trước khi đi nhớ kiểm tra lại một lần nữa những giấy tờ bên trong hồ sơ của mình và đừng quên mang theo CMND mặc dù bạn không phải nộp bản chính cho LSQ nhưng bạn sẽ được bảo vệ giữ lại lúc vào cổng (đồng thời cấp cho bạn số thứ tự). Việc quan trọng cho những cuộc hẹn đó là đúng giờ, bạn có thể đến sớm hơn khoảng 5 phút để chuẩn bị kỹ tâm lý cũng như hồ sơ của mình.
Khi trên màn hình hiện số thứ tự của bạn thì mang hồ sơ tiến đến quầy và tiến hành nộp hồ sơ, đóng lệ phí, lấy dấu vân tay (lấy dấu vân tay 10 ngón, bạn phải đích thân đi nộp hồ sơ) và cả chụp ảnh kỹ thuật số (ảnh này sẽ in lên VISA Schengen của bạn nên nhớ tóc tai gọn gàng).
Lệ phí cho một lần xin visa Schengen ngắn hạn là 60 Euro (khoảng 1.755.000đ). Bạn có thể nộp bằng đồng Euro hoặc VNĐ tuy nhiên nên nhớ rằng mang nhiều tiền lẻ để nộp đủ số tiền, bởi vì họ sẽ không nhận tiền chẵn và thối lại. Sau khi hoàn thành các thủ tục thì bạn cứ quay về và chờ kết quả mà thôi (nhớ lấy lại giấy CMND mà bảo vệ đã giữ của bạn nhé)
Địa chỉ nộp hồ sơ: Tùy theo địa phương mà bạn đăng ký hộ khẩu và hộ chiếu mà bạn đến một trong 2 văn phòng ở Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh (địa chỉ thì lúc đặt lịch hẹn người ta cũng sẽ thông báo)
Lưu ý: Bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và kiểm tra kĩ trước khi nộp hồ sơ. Bởi vì LSQ Pháp không giống như các nước khác. Nhân viên của họ sẽ không có trách nhiệm nhắc bạn những giấy tờ còn thiếu để bạn bổ sung và đến vào hôm sau đâu. Mà họ xem rằng những giấy tờ đó bạn không muốn cung cấp cho họ. Và hồ sơ của bạn một khi thiếu giấy tờ thì vận mệnh như thế nào chắc bạn hiểu rõ nhất.
Bước 4: Chờ kết quả, theo dõi tình trạng hồ sơ
Hoàn thành xong hết các bước xin visa Schengen rồi thì bây giờ chỉ có việc chờ đợi mà thôi (chờ đợi là hạnh phúc mà :D) . Nếu bạn là người hiểu về các thủ tục visa thì bạn có thể dự đoán được kết quả visa Schengen của mình. Còn những người mới làm chuyện ấy lần đầu thì sẽ luôn lo lắng, chờ đợi trong lo sợ (Bạn có thể sử dụng dịch vụ của Á châu để đánh giá tình trạng hồ sơ, đánh giá tỷ lệ đậu trước khi nộp sẽ đở hồi hộp hơn). Nếu bạn quan tâm và hồi hộp quá mức thì có thể theo dõi tình trạng hồ sơ của mình tại trang web mà ở bước 2 bạn đặt lịch hẹn. Sau khi đăng nhập thì sẽ có tất cả thông tin cho bạn, từ tình trạng hồ sơ, tiến trình xét duyệt đến kết quả cũng sẽ được cập nhật ở trong đó.
Thời gian cấp VISA Schengen của LSQ Pháp là khoảng 7 – 15 ngày làm việc. Thường thì 7 ngày là có rồi nếu hồ sơ của bạn oke, có những trường hợp đặc biệt thì cần phải có thời gian xác minh thêm thì có khi lên đến 30 ngày, và có thể lên đến 2 tháng chứ chẳng ít. Nhưng nếu bạn đã chuẩn bị thật kĩ và khai đúng sự thật thì cũng không cần quan tâm lắm. Họ sẽ vui vẻ chấp nhận visa cho những trường hợp có nhu cầu thật sự (tất nhiên nhu cầu này phải đúng với mục đích xin visa).
Theo achau
© 2024 | Thời báo ĐỨC