1. Thị trường lớn, cơ hội nhiều:
Là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, lớn thứ tư Thế giới (theo báo cáo mới nhất của World Bank), góp phần giúp cứu trợ các nước trong khu vực, Đức có một thị trường việc làm sôi động. Ngay cả ở thời điểm này khi mà các nước trong Eurozone vẫn đang vật lộn với tàn dư sau khủng hoảng với sự thiếu hụt việc làm nghiêm trọng, Đức vẫn cần nhiều nhân sự cho các “đứa con lớn” của mình như Bosch, Siemens, Daimler, BMW, Audi, Volkswagen, v.v…Nhiều bạn bè của Vân ở Đức là expats từ nước ngoài chuyển đến làm việc cho các hãng lớn. Thậm chí, nhiều người Tây Ban Nha, Hi Lạp, Croatia đến Đức để xin làm những công việc như xây dựng, bồi bàn… vì ở nước họ có được công việc tốt với mức lương xứng đáng là quá khó khăn trong vài năm trở lại đây.
Thông thường, mức lương ở Tây Đức cao hơn Đông Đức. Cơ hội việc làm ở phía Tây và phía Nam cũng nhiều hơn hẳn, do đây là nơi tập trung các trụ sở, nhà máy của các tập đoàn lớn có khả năng làm lũng đoạn nền kinh tế Đức.
2. Lấy visa, định cư, và vấn đề lương bổng:
Khi có việc làm chính thức tại Đức, bạn sẽ được cấp visa làm việc. Sau 5 năm làm việc tại Đức, bạn có thể nhập quốc tịch và định cư lâu dài. Mức lương thì tùy thuộc vào việc bạn sống ở vùng nào trên nước Đức. Khu vực giàu có nhất là Hamburg, Bremen, Hesse, Baden-Wurttemberg.
Sinh viên mới ra trường có việc làm chính thức ở Đức có mức lương từ khoảng EUR 2000-3000 / tháng. Đối với người có kinh nghiệm khoảng 4-5 năm, trình độ cao, lương sẽ khoảng EUR 4000-5000 / tháng hoặc cao hơn.
3. Làm thế nào để xin việc ở Đức?
a. Các kênh tìm kiếm việc làm hiệu quả và phổ biến nhất:
Nếu như ở Việt Nam có Vietnamworks hay CareerBuilder thì ở Đức, các bạn có thể để tìm việc, đăng ký nhận thông tin về công việc phù hợp hằng ngày bằng các platform sau:
Stepstone: stepstone.de
Monster: monster.de
Xing: xing.com
Mein Stadt: jobs.meinestadt.de
Job Scout 24: jobs.de
Ở mỗi platform, bạn có thể tìm kiếm ngay những jobs mới nhất ngày hôm đó, và subscribe, lọc thông tin về công việc để đăng ký nhận job posting phù hợp mới nhất vào mỗi ngày.
b. Viết CV và Cover Letter như thế nào cho thuyết phục?
CV và Cover Letter có thể nói là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình xin việc của bạn. Các HR recruiter thường chỉ dành cho mỗi hồ sơ khoảng 15 giây đọc lướt qua để quyết định xem có cho ứng cử viên vào shortlist hay loại luôn. Thế nên hãy trình bày CV của mình thật hấp dẫn, nhất là nếu các bạn apply cho công việc mảng design, marketing, media… Dùng graphics, phối màu sắc tinh tế, nổi bật được cá tính của mình. Vì con người thường nhạy với hình ảnh (visualized) hơn là chữ nên hãy tận dụng tối đa đặc điểm ấy. Cũng như chính em Blog này có thể được coi là CV của Vân đấy :)) Thế nên mình hết sức tỉ mỉ về khoản design, trình bày website, nhất quyết không để nó đầy chữ và nhạt nhòa như các trang blog thông thường. Như các bạn thấy, Van AB Road được phối màu sắc và hình ảnh hết sức sống động, có chiều sâu, nhìn tinh nghịch, vui tươi, trẻ và năng động. Cấu trúc rất rõ ràng, ngay ngắn, đơn giản… thể hiện tính cách thẳng thắn, ngắn gọn, result-oriented, và hiện đại của mình. Khi thiết kế CV, bạn hãy dùng hình họa để làm nổi bật lên thành tích tốt của mình, còn những chỉ số không được xuất sắc lắm, hãy để nó ở một vị trí khiêm tốn.
Cố gắng viết Cover Letter thật ngắn gọn! Ai cũng thế thôi, lúc đầu khi liệt kê quá trình học tập, làm việc của bản thân, mình cũng viết dài lắm. Nhưng viết càng dài, càng chứng tỏ năng lực của bạn không đắt. Viết trong 1 trang A4 gồm cả phần địa chỉ cho đến chữ ký và Enclosed là vừa vặn nhất. Hãy tập trung vào những Qualification Requirements mà nhà tuyển dụng yêu cầu trong job-posting. Dùng chính những thông tin đó làm dàn ý cho bài viết của bạn. Như thế, vừa đảm bảo yếu tố “Tôi đủ khả năng”, vừa đảm bảo bài viết ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào vấn đề.
c. Bằng cấp có quan trọng?
Đức là thị trường đòi hỏi rất cao về năng lực và sự chuyên nghiệp. Ngoài khó khăn về ngôn ngữ, ta còn phải đối mặt với yêu cầu về sự cẩn thận và tính kỉ luật cao. Đối với người Đức, chuyện tốt nghiệp ĐH là rất bình thường, thậm chí Master cũng vậy, nên điều đó không có ý nghĩa nhiều lắm trong quá trình xin việc.
d. Kinh nghiệm là điều cần thiết.
Qua quá trình xin việc, Vân rút ra rằng, bằng cấp là điều kiện cần để được xét, nhưng thật sự không quá có ý nghĩa trong việc bạn có được nhận hay không. Điều quan trọng là bạn cần có kinh nghiệm làm việc. Kinh nghiệm sẽ giúp bạn giải quyết các công việc một cách thành thạo hơn, “mát tay” hơn và nhất là, khi được đào tạo, bạn hiểu nhanh và rõ cách làm, nguyên lý, cơ chế hơn. Người Đức hoạt động trên cơ cấu nhân sự tinh gọn nên họ sẽ ít khi chọn 1 ứng cử viên chưa biết gì, để rồi phải mất nhiều thời gian đào tạo.
Lời khuyên của Vân: Hãy bắt đầu tích lũy kinh nghiệm của mình bằng cách đi làm thêm ngay khi đang học ĐH, kể cả những công việc thấp, chưa liên quan lắm đến ngành học. Nhưng đừng chọn đại, chọn bừa đấy nhé! :D. Nhiều du học sinh Việt tranh thủ đi làm thêm các công việc như rao báo, chăm sóc người già, babysitter… Nhưng Vân không bao giờ làm những việc như thế vì không add value vào kinh nghiệm của mình. Kiếm thu nhập là việc đáng trân trọng, nhưng khôn ngoan nhất vẫn là cố gắng xin được việc vừa có thu nhập, vừa thêm 1 dòng vào CV! Ví dụ này, nếu bạn học ngành Kỹ thuật, hãy chọn làm thêm ở 1 xưởng chế tạo, 1 cty sản xuất máy móc; Nếu bạn học Marketing, có thể bắt đầu bằng công việc bồi bàn, hoặc assistant trong hội chợ, sự kiện… để nâng cao khả năng giao tiếp, ứng phó, v.v…
Từ sự bắt đầu nhỏ và thấp, bạn sẽ lên cao nếu vẫn tiếp tục kiên trì đi theo đướng đó
© 2024 | Thời báo ĐỨC