Chi phí sinh hoạt và học tập hàng tháng của một du học sinh tại Đức là bao nhiêu?
Việc bắt đầu học đại học (gần như) thay đổi tất cả mọi thứ. Hầu hết các bạn đều chuyển tới các thành phố khác nhau và rời xa vòng tay cha mẹ. Đi kèm với sự tự lập là trách nhiệm về những khoản chi phí nhất định.
Nhưng câu hỏi đặt ra là: cuộc sống sinh viên „đắt“ đến mức nào?Học đại học rất tốn tiền? Nhìn chung cuộc sống luôn cần đến tiền đâu chỉ việc học…
Học đại học rất tốn tiền? Nhìn chung cuộc sống luôn cần đến tiền đâu chỉ việc học…
Thông thường theo sau việc trở thành sinh viên là sự thay đổi toàn diện mọi điều xung quanh cuộc sống. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải suy nghĩ thật kĩ xem: bạn muốn sắp xếp việc tài trợ tài chính cho cuộc sống bản thân như thế nào trong suốt thời gian học đại học?
Chúng tôi muốn chỉ rõ các khoản chi phí sẽ tập trung vào các khoản mục nào trong một khoảng thời gian tương đối. Bởi giá trị trung bình của một trường hợp đơn lẻ ít có ích hơn trong việc cho các bạn thấy các chi phí tương ứng được diễn giải chi tiết như thế nào. Có thể chúng ta sẽ thừa nhận các yếu tố mà các mức chi phí phụ thuộc vào.
Các số liệu dựa vào phần lớn kết quả của cuộc điều tra xã hội chính thức lần thứ 20 của hiệp hội sinh viên Đức cuối tháng 06 năm 2013 và các số liệu đều tại thời điểm năm 2012. Số liệu mới nhất từ hội sinh viên tiếc là đến qúy II năm 2017 mới được tính toán.
Trong lúc đó chúng tôi giới hạn chi tiết cho tới chi phí thuê nhà bằng các số liệu mới nhất (tất nhiên điều này dẫn tới việc có thể không đồng nhất với số liệu đã được thống kê).
Bản thống kê xem xét chủ yếu các khía cạnh của một sinh viên thông thường.
Có nghĩa là một sinh viên nam hoặc nữ không còn sống cùng bố mẹ và theo học khoá học đại học đầu tại một trường công lập. Cơ sở dữ liệu là câu trả lời phỏng vấn của 1000 sinh viên.
Tổng quan: chi phí sinh hoạt và học tập hàng tháng là bao nhiêu?
Chúng ta sẽ đi vào cụ thể từng danh mục:
1. Chi phí nhà ở (bao gồm tiền thuê và phụ phí liên quan): 211 – 359 € (tuỳ theo từng thành phố)
Chi phí nhà ở những năm gần đây có mức tăng mạnh nhất. Sinh viên chi trả trung bình 298 €/tháng cho nhà ở (tăng 6% so với năm 2009). Chi phí này chiếm hẳn 34% tổng ngân sách chung. Với các bạn sinh viên chỉ có nguồn thu hàng tháng ít hơn 640 € thì con số này thậm chí lên tới 42%.
Mức tiền thuê phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố quan trọng nhất là loại hình nhà ở và thành phố nơi bạn sống. Thêm vào đó, giá thuê nhà trong một thành phố cũng có thể phân hoá đa dạng, tuỳ từng quận nơi bạn chuyển đến.
Bởi vì chi phí tiền thuê nhìn chung tăng ở mức trung bình trong những năm gần đây và các con số cũng dựa trên thống kê năm 2012 nên yếu tố chi phí này có vẻ như ít cập nhật nhất. Tuy nhiên ít nhất chúng tôi đã tổng hợp được chi phí cho loại phòng WG (Wohngemeinschaft) từ năm 2015 trong bài đăng „65 thành phố: Một phòng WG giá bao nhiêu?“.
München dẫn đầu danh sách với 492 € cho một phòng WG (đã bao gồm phụ phí), theo sau là Frankfurt/Main(425 €), Hamburg (413 €), Köln (390 €) và Berlin (386 €). Tuỳ theo từng thành phố, khoản mục này tăng thêm 3,9% (Saarbrücken) cho tới 24,1% (Hannover), ở 2/3 số thành phố tăng hơn 10%. Dẫn ra mức tăng cao hơn 20% có München, Darmstadt, Marburg và Dresden, đáng mừng ở Berlin mức tăng „chỉ“ đạt 18,8%.
Bản thống kê xã hội đã liệt kê khoản phải trả bình quân cho tiền thuê và phụ phí được phân loại theo các mức giá và tên của 54 thành phố. Mức giá được tổng hợp là mức giá trung bình cho tất cả các loại hình nhà ở.
Theo chính sách BaföG (Bundesausbildungsförderungsgesetz), bắt đầu từ kì đông 2016/2017 một khoản tiền thuê trọn gói 250 € được xem xét (cho đến kì hè 2016 con số này mới chỉ là 224 €). Các bạn nên tránh tiêu tốn quá nhiều vào nhà ở dù sống ở thành phố nào, nếu không các bạn sẽ nhận thêm nhiều gánh nặng khác nữa. Đơn giản và chắt chiu sẽ giúp các bạn tiết kiệm nhiều hơn ở cả các danh mục khác.
2. Chi phí ăn uống: 152 – 167 €
Một chế độ ăn uống hợp lí giúp ích cho khả năng tập trung, vì vậy các bạn nên luôn chú ý rằng đến cuối tháng vẫn còn đủ tiền cho đồ ăn thức uống.
Các mức giá của thực phẩm phụ thuộc vào việc các bạn sắp xếp các bữa ăn trong ngày như thế nào và ăn ở đâu (căng-tin hay tự nấu), liệu bạn tự chi trả cho bữa ăn hay cùng chia sẻ với các bạn khác, cũng như chế độ ăn uống riêng của các bạn (ăn kiêng, ăn chay…). Thêm vào đó, khi thực phẩm được bổ sung và mua mới thường xuyên sẽ ít khi bị hỏng. Chính việc để thức ăn bị hỏng tiêu phí của các bạn một khoản chi phí nữa.
Trong khuôn khổ của bản thống kê, các tác giả đã chỉ ra một cách rõ ràng, rằng có những sai số không nhỏ trong quá trình phỏng vấn các bạn sinh viên, khi mà giá thực phẩm quá cao. Hiển nhiên là một cơ số không nhỏ các bạn sinh viên không đánh giá tốt thực trạng tiêu dùng của bản thân. Trên thực tế, họ đánh giá mục chi phí này rơi vào khoảng 80 – 250 €.
Sự khác biệt luôn tồn tại giữa các thành phố mới (152 €) và lâu đời (167 €), và Berlin hoàn toàn được xếp vào danh sách các thành phố „cổ“.
3. Chi phí đi lại: 41 € (phương tiện công cộng)/ 120 € (chỉ ôtô)
Phương tiện đi lại hợp túi tiền nhất (theo Schusters Rappen) và thậm chí có thể là nhanh nhất chính là: xe đạp.
Chỉ có 80% số sinh viên được hỏi đưa ra câu trả lời cho khoản chi phí này. Kết quả này cho thấy rằng, một số sinh viên đánh giá thấp khoản chi phí này hay có thể họ đã "quên mất" (ví dụ: do phần này đã thuộc vé kì được đóng theo phí học kì). Bạn nào không sống cùng bố mẹ có thể chi thêm khoản chi phí „về nhà“.
Có một sự chênh lệch đáng kể giữa sinh viên nam và nữ ở khoản mục này: 37% sinh viên nam chi trả cho ôtô và mức trung bình mỗi tháng là 120 €. Ngược lại, con số này ở sinh viên nữ chỉ 30% và số tiền họ chi ra cho một chiếc ôtô bình quân tháng là 114 €. Còn lại, 66% sinh viên nữ và 60% sinh viên nam sử dụng các phương tiện công cộng với khoảng giá từ 41 € mỗi tháng.
Nhìn chung, có khoảng 34% số sinh viên chi trả cho ôtô, trong khi con số này năm 1991 chiếm tới 53%.
Hơn nữa, qua phỏng vấn, chi phí cho xe đạp gần như bị "lãng quên" (mà rõ ràng ở các thành phố của các trường đại học, xe đạp là phương tiện được yêu thích và ưu tiên hơn). Chi phí cho xe đạp thực sự bị cắt đi còn rất ít (khi mà họ bỏ qua giá trị của chiếc xe đạp cũ), song hiển nhiên ban đầu họ cần mua một chiếc xe đạp rồi sử dụng thường xuyên, bảo trì, sửa sang. Chỉ đến tận khi chiếc xe đạp „không cánh mà bay“ thì họ mới phải lo nghĩ sắm một chiếc mới.
4. Quần áo: 48 – 55 €
Ở đây, con số lớn hơn thuộc về phái nữ (55 €) và còn lại số nhỏ hơn là của phái nam (48 €). So với năm 2009, các bạn sinh viên chi khá đều tay cho khoản mục này (đơn cử chỉ tăng 1 €).
5. Liên lạc (Điện thoại, Internet, Truyền hình, Điện tín): 33 €
Cuộc đời sinh viên ngày nay đúng là không thể nào tưởng tượng được nếu không có Internet. Các bạn sẽ cảm thấy bị rơi vào cảnh tũng quẫn nếu không có một chiếc Smartphone. Tất cả các bạn sinh viên đều nhận đuợc một tài khoản E-Mail thông qua trường đại học, và ở hầu hết các trường đều có phòng máy sử dụng miễn phí cho sinh viên. Gói cung cấp này thực sự cần thiết và ở nhiều nơi chất lượng cũng rất tốt. Song đương nhiên, hay nhất là khi các bạn có một cổng Internet tại nhà, nếu là gói mạng tốc độ cao thì không còn gì bằng.
Chi phí cho điện thoại (cố định hoặc di động) và mạng Internet giảm mạnh trong những năm gần đây do sự cạnh tranh lớn giữa các nhà cung cấp mạng. Cho đến nay, hạng mục chi phí này tiếp tục giảm, thời điểm năm 2009 con số này là 35 €, năm 2003 thậm chí các bạn sinh viên đã phải chi 49 €.
Từ năm 2013, khái niệm "phí thu phát sóng" (Rundfunkbeitrag) đã thay thế cho cụm từ "cước thu phát sóng" (Rundfunkgebühr/GEZ-Gebühr). Tuỳ theo mỗi loại hình nhà ở và tình trạng của người sống chung mà tồn tại những ưu và nhược điểm khác nhau (theo bài viết chi tiết về chủ đề "Phí thu phát sóng cho sinh viên" các bạn sẽ được thông tin đầy đủ hơn người nhận chế độ BaföG được miễn loại phí này như thế nào). Đối với các bạn sống chung WG, chi phí này đã được giảm thiểu do phí này chỉ tính theo căn hộ và từ đó mà các bạn có thể chia sẻ chi phí.
6. Tư liệu học tập: 18 – 65 €
Thư viện trường chẳng bao giờ có đủ các ấn bản quan trọng, nhất là các tư liệu học chuẩn đặc biệt trong các kì thi. Vì vậy các bạn sinh viên thi thoảng vẫn phải ghé vào các hiệu sách.
Tài liệu học có đắt không còn phụ thuộc vào việc các bạn học chuyên ngành gì. So sánh theo số liệu mà các bạn sinh viên đưa ra năm 2012 thì rõ ràng con số phải nhỏ hơn nhiều.
Thật khó hình dung ra các bạn chi tiêu vào mục nào, bởi các trường đại học thường có sẵn nhiều tư liệu học và do đó mà sinh viên ít khi phải tự mua. Sinh viên ngành nha khoa năm 2012 phải chi tới 65 € mỗi tháng (thời điểm 2009 là 86 €) cho tài liệu và phương tiện học.
Đồng thời, mức chi khá cao thuộc về sinh viên ngành mỹ thuật (52 €) và Kiến trúc/Thiết kế nội thất (49 €). Sinh viên ngành thực phẩm và gia dụng phải chi ít hơn nhiều (18 €), tiếp sau là ngành Vật lý/Vệ tinh (20 €), ngành Toán, Tin học và Kĩ thuật điện (22 €).
Nguyên nhân cho khoản mục chi phí này có thể do các bạn sinh viên cần sở hữu những quyển sách đắt tiền và đơn giản hơn là những quyển sách đó chẳng bao giờ có đủ để mượn (vì đắt nên thư viện chẳng có nhiều).
Hoặc các ấn bản chuyên ngành luôn được chỉnh sửa và tái bản, bởi nội dung thay đổi một cách đáng kể (ví dụ các thông tư điều luật).
Đặc biệt, những dược sĩ hay kiến trúc sư tương lai luôn phải chi trả khoản này kể cả khi trường đã cung cấp phần lớn các phương tiện học. Không những thế, chi phí cho tư liệu học tăng khi một bài thi hoặc kì thi tốt nghiệp đang chờ được giải quyết.
7. Bảo hiểm y tế, chi khám chữa bệnh và thuốc: 0 – 128 €
Khi là sinh viên, nếu các bạn thoả mãn các điều kiện đặt ra ở chừng mực nào đó, đến hết năm 25 tuổi (một vài trường hợp lớn tuổi hơn) các bạn được bảo hiểm y tế ăn theo bố mẹ. Ở trường hợp này, khoản mục chi phí này tiệm cần về 0.
Với các sinh viên lớn tuổi hơn, đến khi đủ 30 tuổi hoặc hết kì học thứ 14, các bạn nhận được khoản phải trả cho bảo hiểm y tế và bảo hiểm chăm sóc sức khỏe ít nhất trên 80 € hàng tháng (tuy nhiên từ năm 2015 có thêm khoản phụ thu cá nhân!). Điều này dĩ nhiên có hiệu lực cho cả các sinh viên phải tự trả bảo hiểm cho các lí do khác.
Sinh viên nào không nhận bảng giá đơn này nữa thì chi phí sẽ tăng thêm ít nhất từ 128 €. Do đó các bạn sinh viên trên 30 tuổi đưa ra con số cho khoản mục này trong bản thống kê là 128 €.
8. Hoạt động vui chơi giải trí, văn hoá và thể thao: 57 – 77€
Gần 7% nguồn thu của các bạn sinh viên được sử dụng cho các hoạt động vui chơi giải trí. Khác biệt đáng kể tồn tại giữa sinh viên nam (trung bình 74€) và sinh viên nữ (63€), nhưng sự chênh lệch lớn hơn lại phụ thuộc vào nơi các bạn sống. Ở các thành phố có lượng dân cư dưới 50 000, khoản chi phí này là 57€, và con số ở các thành phố có trên 500 000 cư dân là 77€. Tại các thành phố lớn luôn có gói chào hàng hấp dẫn hoặc giảm giá, tuy nhiên giá cả thông thường vẫn đắt hơn nhiều.
9. Chi phí phát sinh theo kì: 10 – khoảng 170 €
Tại thời điểm của bản thông kê, còn tồn tại học phí toàn bang, nhưng từ kì đông 2014/2015, phí này đã được loại bỏ. Song vẫn có học phí chính quy dài hạn hoặc các loại học phí đặc biệt khác (ví dụ học phí cho bằng đại học thứ hai hoặc đại học cho người lớn tuổi) ở một số thành phố. Bạn nào phải chi khoản này, con số lên tới 500 €/kì hoặc tính riêng theo tháng là 83.33 €. Học phí chính quy dài hạn cao hơn nhiều (như tại Rheinland-Pfalz có thể tới 650€/kì). Chi tiết đã được chúng tôi tổng hợp trong bài „Tổng quan học phí tại các thành phố“.
Trong mọi trường hợp, ở mọi bang luôn có chi phí phát sinh theo kì. Mức giá rất đa dạng giữa các bang và các trường.
Các bạn sinh viên đều phải trả phí xã hội (Sozialbeitrag) hay còn gọi là phí học kì (Semesterbeitrag). Bên cạnh quỹ hỗ trợ của bang (tiếc là có xu hướng giảm), khoản phí học kì này sẽ được quyên vào quỹ hội sinh viên. Các bạn sẽ có lợi một khi mà hội sinh viên, cùng cơ sở tài chính vững chắc, có thể góp phần cải thiện chất lượng các món ăn ở căng-tin, kí túc xá hoặc cung cấp các dịch vụ tư vấn. Như vậy, ở hầu hết các bang, cuối cùng thì cơ quan đại diện cho sinh viên đã nhận được chút gì đó cho công sức của họ.
Thông thường vé kì của các bạn đã bao gồm trong phí học kì này. Nếu không bao gồm vé kì thì phí học kì sẽ rơi vào khoảng từ 60-100 €/kì. Ngoài ra thì các bạn cũng phải dự trù thêm 10 – 16.67 € mỗi tháng.
Ở một vài bang vẫn tồn tại một khoản tiền gọi là „Phí quản lí hành chính“ (từng được biết đến như là „Lệ phí trước bạ“ và „Phí nhập học“). Phí này ở trong khoảng 40 – 75€, và dĩ nhiên các bạn cũng cần chú ý để thêm 8.25 – 12.50 € mỗi tháng.
10. Tổng chi phí: 570 – 1100 €
So sánh với bản thống kê mới nhất, kết quả không có sự thay đổi đáng kể. Các khoản chi phí tăng thêm theo hệ quả và không thể tránh khỏi được bù đắp bởi các khoản có thể tiết kiệm được ở hạng mục khác.
Các bạn sẽ chi ở mức thấp nhất, khi các bạn không đi ôtô, được chi trả bảo hiểm theo bố mẹ, không đóng học phí chung hoặc có thể lùi thời hạn chi trả muộn hơn. Thêm vào đó, nếu các bạn sống ở một thành phố giá cả phải chăng (không chỉ giá nhà ở) và học một ngành thuộc khối tự nhiên hoặc kĩ sư.
Ngược lại, nếu bạn học ngành nha khoa lại thêm sống tại các thành phố lớn lâu đời như München hay Köln thì bạn sẽ phải trả mức chi phí cao ngất ngưởng. Ngoài ra, sử dụng ôtô, mua bảo hiểm y tế riêng cùng phong cách ăn uống và thời trang đắt đỏ sẽ khiến các bạn phải chi đến 1100€ hàng tháng, và đó cũng chỉ mới là giá trị trung bình thôi. Nếu mà bạn trên 30 tuổi thì giá bảo hiểm y tế còn tăng thêm 56 € một tháng.
Các bạn quyết định sống ở đâu cùng nhiều thứ khác nữa, điều này mang tính quyết định lớn. Một phòng trong kí túc xá hoặc WG giúp bạn tiết kiệm từ 50 – 100€ so với mức trung bình tương ứng với các thành phố. Tại Berlin, Hamburg hay München, nhiều bạn sinh viên sống tại các căn hộ riêng, do đó mức chi phí bình quân bị đẩy lên cao.
Không tránh khỏi việc sử dụng ôtô, tự chi trả bảo hiểm và học phí cùng nhiều thứ khác kèm theo, sẽ khiến các bạn phải chi tới gần 1000€ hàng tháng, kể cả bạn ở đâu, thậm chí vượt quá con số này.
Các bạn cần cân nhắc thật kĩ lưỡng các khoản mục đã được liệt kê và không thêm vào các các chi phí phụ trội nào khác. Du lịch hay mua một chiếc máy tính chỉ nên thực thi khi khoản này được dự trù trong hạn mức của các bạn.
Nguồn: Nguyễn Thúy - studis-online.de/ hotrosv.de
© 2024 | Thời báo ĐỨC