Cô bé Maria Chelysheva đến từ Laishevo, thị trấn gần Kazan, thuộc nước cộng hòa Tatarstan của Nga vô cùng đau buồn khi mất cả cha, mẹ, anh trai và bà ngoại vì một sự việc hết sức thương tâm.
Vào năm 2013, vì cả gia đình muốn ăn tối với món khoai tây nên anh Mikhail Chelyshev, 42 tuổi (cha của Maria) đã đi xuống hầm rượu – nơi cất trữ khoai tây của gia đình. Tuy nhiên đợi mãi vẫn không thấy chồng lên, người vợ Anastasia, 38 tuổi cảm thấy lo lắng nên đã xuống tìm.
Cô bé Maria trở thành trẻ mồ côi khi 8 tuổi.
Sau đó, cậu con trai 18 tuổi Georgy cũng xuống hầm để tìm cha mẹ khi không thấy họ nhưng cũng lại mất tích. Bà ngoại Anastasia Iraida, 68 tuổi cảm thấy có điều bất ổn nên đã gọi hàng xóm tới giúp đỡ. Trước khi người hàng xóm qua, bà cũng đã xuống hầm tìm con và cháu nhưng cũng lại một đi không trở lại.
Cuối cùng, cô bé Maria bước xuống tầng hầm để tìm gia đình và vô cùng kinh hãi khi cả gia đình đều đã t.ử vo.ng. Cảnh sát sau đó điều tra và phát hiện nguyên nhân gây ra thảm kịch của cả một gia đình là do ngộ độc khí tích tụ trong tầng hầm do khoai tây bị thối rữa tạo ra.
Cô bé Maria dù cũng xuống tầng hầm nhưng may mắn thoát ch.ết vì người bà khi bước xuống đã để cửa tầng hầm mở, nhờ đó khí độc thoát ra bên ngoài.
Ba, mẹ và anh trai của Maria đều đã t.ử vo.ng vì khí độc của khoai tây thối rữa.
Khoai tây có chứa các hợp chất độc hại được gọi là glycoalkaloids, trong đó phổ biến nhất là solanine và chaconine. Độc tố này ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra sự mệt mỏi và lú lẫn. Các hợp chất này thường tập trung ở lá, thân, mầm và củ khoai tây.
Glycoalkaloids có thể gây đau đầu, tiêu chảy, chuột rút, và trong những trường hợp nghiêm trọng hôn mê và t.ử vo.ng. Theo chuyên gia, chỉ cần vô tình dung nạp 3-6mg glycoalkaloids cho mỗi kg trọng lượng cơ thể là đã có khả năng gây t.ử vo.ng.
Sai lầm khi bảo quản khoai tây
Khoai tây là một trong những thực phẩm thường được các bà nội trợ lựa chọn và rất thích hợp để ăn vào mùa đông. Tuy nhiên, một số người có thói quen bảo quản khoai tây trong tủ lạnh, nhưng việc này hoàn toàn sai lầm.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, nhiệt độ trong tủ lạnh có thể chuyển hóa tinh bột trong khoai tây thành đường. Nếu nấu khoai tây ở nhiệt độ trên 120 độ C, lượng đường đó sẽ kết hợp với axit amin asparagine và tạo ra một hợp chất tên là acrylamide.
Acrylamide là chất hóa học thường dùng làm giấy, thuốc nhuộm và nhựa, cũng như được dùng để xử lý nước uống và nước thải. Acrylamide tồn tại trong khói thuốc và cũng được tìm thấy trong thực phẩm như khoai tây chiên, bánh quy, bánh mì, ngũ cốc và cà phê.
Nghiên cứu ở chuột cho thấy chất này làm tăng nguy cơ u.ng th.ư trên chuột. Các nghiên cứu ở người chưa có bằng chứng chứng tỏ tiếp xúc với acrylamid qua chế độ ăn uống làm tăng nguy cơ u.ng th.ư.
Để tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra do cất trữ khoai tây, các chị em nên lưu ý những điều sau:
- Không cất khoai tây trong túi nilon hay hộp kín vì sẽ khiến chúng nhanh hỏng và không khí xung quanh bị nhiễm độc.
- Không để khoai tây chung với củ hành hoặc quả táo tàu, nếu không khoai sẽ dễ mọc mầm rất độc hại.
- Tránh để khoai tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên để chúng không chuyển sang màu xanh và mọc mầm nhanh hơn.
- Để khoai ở chỗ râm mát, với nhiệt độ khoảng 10 độ C sẽ có thể bảo quản được trong vòng 2 tháng. Đối với nhiệt độ thường thì không được để quá 2 tuần. Thi thoảng phải kiểm tra để loại bỏ củ thối hoặc củ chuyển màu xanh trên vỏ.
- Chỉ nên rửa khoai khi muốn sử dụng vì hơi ẩm sẽ làm khoai mau hỏng hơn.
eva.vn
© 2024 | Thời báo ĐỨC