Nghiên cứu tâm lý này chỉ ra rằng cảm xúc bực tức khi đói không phải do cơn đói “dày vò” mà do cảm xúc của từng người.
Theo khảo sát của 23andMe về 100.000 người, 75 phần trăm chúng ta thường xuyên có cảm giác đói.
Trước sự ngạc nhiên của nhóm nghiên cứu, thuật ngữ “hangry” - một thuật ngữ đặt ra cho những người đặc biệt tức giận và cáu kỉnh khi đói đã được ra đời. Tưởng chừng hiện tượng này sẽ xảy ra với bất cứ ai trong chúng ta nhưng sự thật lại không phải như vậy.
Theo nghiên cứu của 23andMe hiện tượng này có nguồn gốc trong DNA của từng cá nhân.
"Chúng tôi nghĩ rằng nếu có một lý do di truyền cơ bản để dẫn tới biểu hiện cáu kỉnh khi đói thì nó có khả năng liên quan đến hạ đường huyết hoặc đường huyết thấp", nhà nghiên cứu dữ liệu Janie Shelton cho biết.
Hình ảnh minh hoạ
Để thiết lập điều này, cô và nhóm của cô đã gửi các bản điều tra về hành vi ăn uống cho 100.000 người đã gửi DNA của họ đến 23andMe và đồng ý tham gia vào các dự án nghiên cứu của công ty.
Theo đó, những người hay bực tức khi đói thường có chứa hai biến thể của hai gen không liên quan gì tới sự trao đổi chất và lượng đường trong máu nhưng lại liên quan tới tâm lý.
Shelton cho biết: “Có hai gen xuất hiện ở những người bực tức khi đói: VRK2 và ERI1.”
“ERI1 liên quan đến sự khó chịu và thần kinh. Gen thứ hai, VRK2, có liên quan đến các tình trạng như tâm thần phân liệt, trầm cảm, động kinh và bệnh đa xơ cứng.”
Ngọc Ánh
Theo DailyMail
© 2024 | Thời báo ĐỨC