Lá lách, dạ dày là cơ quan tiêu hóa thức ăn và cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Trung y nhấn mạnh: “Có vị khí thì sống, không vị khí sẽ chết”. Vị khí là năng lượng cơ bản (chân khí) cho mọi hoạt động sống của con người, không có vị khí thì kinh lạc ách tắc.
Vị khí thể hiện ở cảm giác đói: người không thấy đói sẽ luôn mệt mỏi, uể oải, còn người “biết đói” thì tràn đầy sức sống. Người xưa thường nói: “Muốn trẻ con khỏe mạnh, hãy để chúng đói và lạnh một chút.” Nhờ luôn muốn ăn mà lúc nào trẻ con cũng vui tươi, hoạt bát. Ngoài ra, người xưa còn nói: “Để sống lâu, chỉ nên ăn no bảy phần.” Đây chính là cách duy trì vị khí. Nếu bị mất đi cảm giác đói và thèm ăn, bạn hãy vỗ Vị kinh để hồi phục sinh khí.
Chức năng Tỳ Vị kém khiến người dễ mệt mỏi. (Ảnh: )
Thức ăn cần thiết cho sự sống phải được dạ dày tiêu hóa mới trở thành “khí huyết”. Nếu ruột và dạ dày không tạo được khí huyết thì các cơ quan khác sẽ ngưng trệ. Do đó, Trung y khẳng định: “Vị kinh quyết định sự sống con người”.
1. Chức năng của dạdày và Vịkinh
Chức năng chính của dạ dày là tiếp nhận, phân giải, tiêu hóa và thanh lọc thức ăn. Dạ dày liên hệ mật thiết với Tỳ (lá lách) và là nơi chuẩn bị dưỡng chất để lá lách chuyển hóa thành khí huyết.
Thức ăn sau khi được dạ dày tiêu hóa sẽ được Vị kinh thanh lọc rồi lá lách hấp thu và chuyển hóa thành khí huyết. Sau đó, dạ dày sẽ tống những chất thải còn lại xuống đại tràng. Nếu chức năng Tỳ suy yếu thì không chỉ làm khí huyết hao hụt, mà còn khiến dạ dày ngưng trệ dẫn đến tình trạng chán ăn và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, chúng ta cần chú trọng bồi dưỡng Tỳ Vị.
Thức ăn qua dạ dày được Tỳ (lá lách) hấp thụ đưa vào Phế, chất bã còn lại sẽ tống xuống Đại tràng. (Ảnh: MedicoConsult)
2. Các cơ quan liên quan đến Vịkinh
Vị kinh có mối liên hệ với các cơ quan như: khoang miệng (răng), mũi, tuyến sữa, đầu gối, dạ dày.
3. Triệu chứng của Vịkinh
Triệu chứng kinh lạc: Nếu Vị kinh bị ách tắc lâu ngày sẽ gây ra các chứng bệnh như: sốt cao, đổ mồ hôi, đau nửa đầu trước, viêm họng, đau răng, đau khớp chân do phong thấp, v.v…
Triệu chứng phủtạng: Vị kinh suy yếu sẽ khiến dạ dày đầy hơi và đau, khó tiêu, nôn ói, ợ chua, sôi ruột, trướng bụng. Vị khí đứt đoạn sẽ dần đến chán ăn.
Triệu chứng khi bịnhiệt: Người nóng, bụng trướng, hay nấc cụt, táo bón, thèm ăn, dạ dày đau thắt và dư acid, môi khô nứt.
Triệu chứng khi bịhàn: Đau bụng, tiêu chảy, nôn ói sau khi ăn, tiêu hóa kém, thiếu acid, u uất, nước dãi nhiều, rũ chân.
4. Đường đi của Vịkinh
Đường đi của Vị kinh. (Ảnh: benhhoc.com)
Vị kinh bắt đầu từ huyệt Thừa khấp nằm dưới hốc mắt chạy vòng lên đầu rồi xuống ngực, cách Nhâm mạch 4 thốn, qua bụng cách rốn 2 thốn, sau đó chạy dọc theo mặt ngoài của chân và kết thúc tại huyệt Lệ đoài nằm ở góc ngoài móng chân thứ hai.
Vị kinh hoạt động mạnh nhất từ 7-9 giờ sáng (giờ Thìn). Vào lúc này, chúng ta nên vỗ để kích thích Vị kinh. Đây là cách dưỡng Vị kinh tốt nhất.
5. Các huyệt vịchủyếu của Vịkinh
a. Tứbạch – Huyệt dưỡng da và xóađồi mồi
Huyệt Tứ bạch còn gọi là huyệt Mỹ bạch. Những người lớn tuổi dễ bị suy nhược tỳ vị, ứ tắc dạ dày và ruột khiến cặn bã đọng lại, gây ra các đốm đồi mồi. Phương pháp cạo gió, giác hơi để đả thông huyệt Tứ bạch sẽ giúp xóa đi những đốm đen trên mặt, làm mờ các nếp nhăn và giúp da căng mịn, hồng hào.
Tục ngữ có câu: “Tỳ (lá lách) yếu túi mật sưng, thận yếu quầng mắt đen”. Khi ấn huyệt Tứ bạch kết hợp với những huyệt khác xung quanh mắt sẽ chữa được chứng yếu thị lực, túi mật sưng, quầng mắt thâm và các tật về mắt.
Cách tìm huyệt:
Ngồi ngay ngắn, mắt nhìn thẳng về phía trước, từ con ngươi chiếu một đường vuông góc với đường thẳng ngang qua đáy mũi, giao điểm của 2 đường này là huyệt Cự liêu. Nơi lõm xuống giữa huyệt Cự liêu và con ngươi là huyệt Tứ bạch.
Huyệt Tứ bạch nằm dưới mắt 1 thốn
Chú ý: 1 thốn = bề rộng đốt giữa ngón cái, 2 thốn = bề ngang 3 ngón (chỏ + giữa + áp út), 3 thốn = bề ngang 4 ngón (chỏ + giữa + áp út + út).
b. Giáp xa – Huyệt trị đau răng hàm dưới
Giáp xa là huyệt giúp khơi thông khí huyết và cắt cơn đau. Do nằm gần hàm dưới nên huyệt này thường được dùng để trị đau răng hàm dưới, bệnh quai bị và các chứng bệnh có liên quan đến thần kinh như tê liệt vùng mặt, méo miệng, v.v…
Cách tìm huyệt:
Huyệt này nằm trên góc hàm dưới 1 thốn. Phía trên góc hàm dưới có một điểm hơi lõm, nếu ấn vào sẽ thấy tê mỏi và căng, khi nghiến răng lại thì có một khối cơ nổi lên, đó chính là huyệt Giáp xa.
Huyệt Giáp xa nằm dưới tai và cạnh góc hàm dưới
c. Hạquan – Huyệt trị đau răng hàm trên
Huyệt Hạ quan nằm ở khớp hàm dưới cung xương gò má. Đây là nơi giao nhau của Vị kinh và Đảm kinh. Cũng giống như Giáp xa, huyệt Hạ quan chuyên trị các chứng đau nhức, viêm khớp hàm trên và các chứng bệnh liên quan đến thần kinh vùng mặt.
Cách tìm huyệt:
Miệng khép, dùng ngón tay đo từ gờ tai về phía trước 1 thốn sẽ trúng huyệt này.
Miệng khép, từ gờ tai lần về phía trước sẽ thấy một khối xương nhô lên (khối xương này sẽ lõm xuống khi mở miệng), đây chính là huyệt Hạ quan.
Muốn tìm huyệt Hạ quan, hãy sờ vào động mạch trước tai
d. Khuyết bồn – Huyệttrịviêm họng
Huyệt Khuyết bồn nằm ở nơi giao nhau giữa cổ và thân, lại ở vị trí ra vào của Vị kinh, Đảm kinh, Tam tiêu kinh, Đại tràng kinh, Tiểu tràng kinh nên được
dùng để chữa rất nhiều loại bệnh. Ngoài ra, huyệt này còn có chức năng khơi thông khí huyết ở đầu và thân, nên cũng có thể trị được các chứng nhức đầu, viêm họng mãn tính, khó thở, đau tim.
Cách tìm huyệt:
Chỗ lõm xuống phía trên xương đòn, thẳng hàng với đầu vú là huyệt Khuyết bồn.
Huyệt Khuyết bồn nằm ở chỗ lõm phía trên xương đòn.(Ảnh: ACATCM)
e. Thiên xu – Huyệt trịtáo bón
Thiên xu là mộ huyệt của Đại tràng kinh, chuyên dùng để trị các chứng bệnh có liên quan đến đại tràng như táo bón, tiêu chảy.v.v… Để trị bệnh táo bón, ta ấn mạnh vào huyệt Thiên xu; còn khi bị tiêu chảy, ta nên ngải cứu huyệt này. Ngoài ra, huyệt Thiên xu còn trị được các chứng bệnh do yếu đường ruột gây ra như tiêu hóa kém, viêm ruột, viêm dạ dày mãn tính, v.v…
Cách tìm huyệt:
Từ rốn đo ngang ra 2 thốn sẽ trúng huyệt này.
Huyệt Thiên xu nằm cách rốn 2 thốn theo chiều ngang. (Ảnh: CURE01.COM)
f. Quy lai, Khí xung – Huyệt trịbệnh phụkhoa và các bệnh ởchân
Kết hợp các huyệt Quy lai và Khí xung sẽ thu hồi được nguyên khí ở phần bụng dưới. Do cả hai huyệt này đều nằm tại nơi giao nhau của chân và thân nên có thể được dùng để điều trị các bệnh về khí huyết ở chân hay cơ quan sinh dục ngoài, vỗ lên hai huyệt này cũng chữa được các chứng đau do thoát vị, liệt dương ở nam; kinh nguyệt không đều, sa tử cung, khí hư và các bệnh ở chân của nữ.
Cách tìm huyệt:
Huyệt Quy lai nằm dưới huyệt Thiên xu 4 thốn, cách Nhâm mạch 2 thốn. Huyệt Khí xung nằm dưới huyệt Thiên xu 5 thốn, cách Nhâm mạch 2 thốn.
Các huyệt Quy lai và Khí xung đều nằm gần xương mu. (Ảnh: phuctamduong.com)
g. Lương khâu– Huyệt trị đau dạdày
Lương khâu và Túc tam lý là 2 huyệt trị đau dạ dày hữu hiệu nhất, chúng chuyên trị chứng dư acid trong dịch vị và ngăn chặn bệnh xoang dạ dày cấp tính. Cảm giác đau ở huyệt Lương khâu thường là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày mãn tính. Huyệt này nằm gần xương bánh chè, nên cũng có thể trị được chứng đau khớp gối.
Cách tìm huyệt:
Duỗi thẳng chân, ở góc trên mé ngoài xương bánh chè sẽ hiện ra một chỗ lõm, giữa chỗ lõm ấy là huyệt Lương khâu.
Huyệt Lương khâu nằm trên đầu gối 2 thốn. (Ảnh: steve-woodley.co.uk)
h. Túc tam lý – Huyệt trịcác chứng bệnhởbụng
Cũng như Thủ tam lý, huyệt Túc tam lý có thể trị được các chứng bệnh ở vùng tam tiêu. Túc tam lý là hạ hợp huyệt của Vị kinh nên có thể trị được các bệnh về dạ dày và đường ruột. Trung y kết luận: Hợp cốc trị bệnh vùng đầu, Liệt khuyết trị bệnh vùng cổ, Tam lý trị bệnh vùng bụng, Uỷ trung trị bệnh vùng lưng. Ngoài ra, huyệt Túc tam lý còn nhanh chóng cắt cơn đau, thúc đẩy Vị (dạ dày), Tỳ (lá lách) tiêu hóa và hấp thu, gia tăng nguyên khí. Đây cũng là một trong 4 huyệt quan trọng giúp tăng cường sức khoẻ nên thích hợp để ngải cứu, xoa bóp, vỗ thường xuyên.
Cách tìm huyệt:
Gập gối thành góc 900, từ huyệt Ngoại tất nhãn (Độc tỵ) đo thẳng xuống một khoảng bằng bề ngang của 4 ngón tay. Điểm nằm giữa hai xương cẳng chân (xương ống chân và xương mác), cách xương ống chân 1 thốn là huyệt Túc tam lý.
Huyệt Túc tam lý nằm dưới gối 3 thốn. (Ảnh: )
i. Thượng cự hư– Huyệt trịcác bệnh về đại tràng
Thượng cự hư là hạ hợp huyệt của Đại tràng kinh, chuyên trị các bệnh về đường ruột như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, viêm kết tràng, v.v…
Cách tìm huyệt:
Điểm nằm giữa 2 xương cẳng chân, dưới huyệt Ngoại tất nhãn (Độc tỵ) một khoảng bằng bề ngang của 8 ngón tay chính là huyệt này.
Huyệt Thượng cự hư nằm dưới gối 6 thốn, Huyệt Hạ cự hư nằm dưới đầu gối 9 thốn. (Ảnh: Ydvn.net)
j. Hạcự hư– Huyệt trịcác bệnh vềtiểu tràng (ruột non)
Hạ cự hư là hạ hợp huyệt của Tiểu tràng kinh, chuyên trị chứng hấp thu kém ở ruột non và đau xung quanh rốn. Các huyệt của Vị kinh nằm phía dưới đầu gối đều trị được nhiều bệnh ở đại tràng và ruột non. Cho nên có thể nói vùng cơ trước của cẳng chân là nơi tập trung các huyệt vị quan trọng trong việc điều trị những bệnh về đường tiêu hóa.
Cách tìm huyệt:
Từ huyệt Thượng cự hư đo thẳng xuống một khoảng bằng 4 ngón tay đặt nằm ngang, điểm nằm giữa 2 xương cẳng chân là huyệt Hạ cự hư.
Nguồn: Dkn.tv
© 2024 | Thời báo ĐỨC