Y học hiện đại đã chứng minh rằng, ngoài những yếu tố di truyền, bệnh truyền nhiễm, đa số các bệnh nhân mắc bệnh gan đều có nguyên nhân bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt không khoa học. Trong đó, phổ biến hơn cả là tình trạng thiếu ngủ thường xuyên, dẫn tới tinh thần mệt nhọc, thực phẩm nhiễm độc, tồn dư hoá chất ngày càng nhiều. Điều này khiến chức năng gan suy yếu chỉ là vấn đề thời gian.
Không muốn gan “chết mòn”, đừng dại thức khuya
Theo các chuyên gia y tế, quá trình thải độc của gan rơi vào khoảng thời gian từ 11h đêm đến 2h sáng khi cơ thể đang ngủ say. Thời điểm này là lúc khí huyết trong gan vượng nhất, cũng là thời điểm tốt nhất để gan “nuôi” máu, đồng thời bắt đầu thời gian thải độc của cơ quan này.
Tuy nhiên khi thức trong khoảng thời gian này thì gan không được thải độc, thậm chí gan còn bị thiếu máu và khiến cho những tế bào tổn thương khó có khả năng phục hồi. Qua thời gian lâu đây chính là sự “hành hạ” đối với lá gan của bạn.
Thói quen ăn uống tích tụ chất độc trong gan
Muối
Ảnh: tintucmy.net
Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều muối cũng có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Ăn uống quá nhiều muối góp phần làm tổn thương gan ở người lớn và phát triển phôi. Lượng muối ăn vào tăng lên có liên quan đến huyết áp cao, là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim và đột quỵ, theo boldsky.
Ngoài ra, quá nhiều muối có thể dẫn đến sự thay đổi trong các tế bào gan liên quan đến xơ hóa. Vì vậy, cần giảm lượng muối trong bữa ăn của bạn.
Măng tươi
Măng là là loại thực phẩm cung cấp rất nhiều lượng chất xơ tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên trong măng có chứa hàm lượng cyanide tương đối cao. Cyanide dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, biến thành axít cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan. Vì vậy khi ăn măng tươi cần hết sức chú ý cách chế biến và số lượng dùng để tránh ngộ độc và hại cho gan.
Thịt nguội
Các loại thịt nguội, thịt xông khói, thịt chế biến sẵn có hàm lượng muối cực kỳ cao, có thể gây hại cho gan của bạn. Đây là do hàm lượng natri cao có thể tạo ra chất lỏng dư thừa trong gan và cơ thể không tốt cho gan.
Đồng thời các loại thịt chế biến sẵn này chứa lượng chất béo không lành mạnh cao, có thể tạo nguy cơ phát triển bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Chất béo
Lượng chất béo dư thừa cũng có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ. Ăn chất béo nhiều làm béo phì làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh mạn tính như tiểu đường loại 2, kháng insulin, bệnh mạch vành, bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh gout, sỏi mật, ung thư đại tràng, ngưng thở khi ngủ… Bệnh gan nhiễm mỡ không cồn là thuật ngữ của một loạt các tình trạng gây ra bởi sự tích tụ chất béo trong gan. Nó thường thấy ở những người béo phì hoặc thừa cân, theo boldsky.
Gừng
Gừng được biết đến không chỉ là một loại gia vị quen thuộc mà còn có rất nhiều công dụng đối với sức khoẻ, tuy nhiên gừng lại không tốt đối với những người đang mắc bệnh gan. Trong gừng có chứa nhiều volatile khi biến chất sinh ra chất safrole gây lên biến tính xấu, làm hoại tử tế bào gan và gây ảnh hưởng cho gan dẫn đến chứng gan nặng bị bất bình thường, làm cho bệnh viêm gan ngày càng trở nên xấu đi.
Tỏi
Ảnh: Pngtree.com
Giống như gừng, tỏi là một trong những siêu thực phẩm mang lại rất nhiều công dụng đối với sức khoẻ, nhưng tỏi lại không tốt với những người mắc bệnh gan. Trong tỏi cũng chứa một hàm lượng chất volatile, không chỉ làm ảnh hưởng tới tế bào gan mà còn làm giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu. Từ đó có thể dẫn tới hiện tượng thiếu máu và gây bất lợi cho những người mắc bệnh viêm gan
Hải sản
Hải sản là những loại thực phẩm rất giàu chất đạm và chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên đối với những người mắc bệnh gan thì ăn quá nhiều hải sản sẽ khiến lượng cholesterol tăng cao, ảnh hưởng không tốt đối với những người mắc bệnh gan và đặc biệt là những người bị bệnh viêm gan.
Minh Nguyên
© 2024 | Thời báo ĐỨC