Bàng quang có thể chứa tối đa khoảng 473 ml chất lỏng (khoảng 8 ly nước), tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, việc hình thành thói quen nhịn tiểu có thể khiến bàng quang – túi chứa nước tiểu bị hỏng do vi khuẩn ứ đọng trong đường tiết niệu. Các chất cặn lâu ngày tích tụ sẽ hình thành sỏi, gây ra đau đớn khôn cùng.
Nhịn tiểu lâu dài gây hậu quả khó lường (Ảnh minh họa)
Khi có dấu hiệu muốn đi tiểu, bộ não sẽ cho chúng ta biết cần phải đi vệ sinh – đó là lúc chúng ta phải đứng lên, vào nhà vệ sinh để xả hết nước trong bàng quang. Điều này là hết sức cần thiết và mỗi ngày, một người khỏe mạnh bình thường cần đi tiểu tiện 6 – 7 lần. Họ không biết rằng nhịn tiểu như vậy chính là đang làm hại bàng quang và các bộ phận khác trong cơ thể.
Nếu chúng ta cứ nhịn tiểu như vậy trong thời gian dài thì sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
1. Bàng quang có thể bị yếu đi và ảnh hưởng đến cơ sàn chậu
Gây yếu bàng quang. (Ảnh: blog.daum.net)
Bàng quang thường chỉ có thể trữ được nhiều nhất khoảng 473 ml nước, đối với trẻ em nó thậm chí còn ít hơn, chỉ khoảng 118 ml. Mà bàng quang cũng là một cơ, và nếu nó phải làm việc quá sức thì sẽ có thể ảnh hưởng đến những cơ quan khác.
Cơ sàn chậu có nhiệm vụ kiểm soát việc bàng quang có giữ được nước tiểu hay không, nếu nó bị yếu đi, khả năng giữ nước tiểu của bàng quang cũng kém đi. Vì vậy, bạn muốn bàng quang luôn khỏe mạnh thì hãy xả lượng nước tiểu ra khi nó phát tín hiệu đã đầy.
2. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Khoảng một nửa số phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiểu (UTI) ít nhất một lần trong đời. Nhiễm trùng này xảy ra vì vi khuẩn đã xâm nhập vào đường tiết niệu, sau đó gây ra các triệu chứng như nóng rát, cần đi tiểu thường xuyên, đau vùng chậu…
Tuy nhiên, UTI không thực sự là kết quả trực tiếp của việc nhịn tiểu mà là do nước tiểu giữ lại trong bàng quang, khiến nơi đây trở thành nơi ẩn trú của vi khuẩn sau đó có thể gây UTI.
3. Sốt
(Ảnh minh họa)
Khi bạn giữ lại nước tiểu, vi khuẩn trong nước tiểu không được loại bỏ khỏi cơ thể. Đây là thời điểm để vi khuẩn tấn công cơ thể bạn và biểu hiện dễ thấy nhất là sốt.
4. Nhiễm khuẩn và gây ra các vấn đề khác
UTI không phải là điều duy nhất có thể xảy ra nếu vi khuẩn có chỗ cư ngụ trong đường tiểu. Các phản ứng phụ khác nhau cũng có thể xảy ra, bao gồm các bệnh nhiễm trùng khác, sốt, đau, chuột rút… Đây chắc chắn là một hiệu ứng domino (có mối liên kết và kéo theo nhau). Vì vậy, để tránh các rắc rối, tốt nhất bạn không nên nhịn tiểu.
5. Gây vô sinh ở nữ
Cơ quan sinh dục của phụ nữ sống “cùng nhà” với bàng quang ở trong xương chậu, về độ gần thì tử cung ở phía sau bàng quang.
Nhịn tiểu làm cho bàng quang phải gồng mình tích trữ quá nhiều, bàng quang phình to ra sẽ chèn ép tử cung, làm cho tử cung đổ về sau. Nếu thường xuyên nhịn tiểu, tử cung đổ về phía sau rất khó trở lại vị trí cũ. Khi bàng quang chèn ép tử cung nhiều, ép vào dây thần kinh ở trước xương cùng, làm cho phần xương cùng đau nhức, nặng sẽ gây ra vô sinh.
6. Sỏi thận
Hình thành sỏi thận do nhịn tiểu. (Ảnh: sabah.com.tr)
Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành trong thận. Những viên đá này có thể phát triển thành các kích cỡ và hình dạng khác nhau. Chúng phổ biến ở nam giới hơn là ở phụ nữ. Sỏi thận có thể hình thành do sự bất thường cân bằng nước, muối, chất khoáng và các chất khác trong nước tiểu.
Đa số mọi người không biết mình có sỏi thận cho đến khi họ đi khám. Biểu hiện là đi tiểu có thể đau đớn, có máu và gây buồn nôn. Việc điều trị phụ thuộc vào kích thước của các viên sỏi. Sỏi thận nhỏ chỉ cần điều trị bằng thuốc và uống đủ nước.
7. Tiểu són, tiểu dắt
Việc nhịn tiểu lâu còn làm cơ thể mất phản xạ tiểu theo đúng chu kỳ dẫn tới tiểu són, tiểu dắt.
Đối với những người mắc bệnh mạn tính thì nhịn tiểu càng nguy hiểm như: Bệnh nhân tăng huyết áp nếu nhịn đi tiểu sẽ khiến thần kinh hưng phấn, dẫn đến huyết áp tăng, tim đập nhanh, lượng oxy tiêu hóa gia tăng, gây ra xuất huyết não hoặc nhồi máu cơ tim.
Nguồn: Dkn.tv
© 2024 | Thời báo ĐỨC