Nguyên nhân gây hôi miệng
Nước súc miệng
Theo các chuyên gia, lượng cồn trong nước súc miệng và kháng khuẩn (chiếm 27 % tổng số thành phần) có thể gây khô và chỉ làm sạch khoang miệng khoảng một giờ sau khi sử dụng.
Một số loại nước súc miệng sử dụng lâu dài sẽ gây ra các vấn đề răng miệng.
Thực phẩm
Chế độ ăn uống giàu protein đòi hỏi cơ thể phải làm việc nhiều hơn, phản ứng trong quá trình tiêu thụ thức ăn là nguyên nhân gây hôi miệng.
Các thức ăn chứa nhiều đường, hành, tỏi cũng khiến vi khuẩn gram âm tiết ra mùi sulfuric khiến hơi thở “bốc mùi”.
Bệnh lý
Theo Huffington Post, các bệnh lý về đường hô hấp như nghẹt mũi, viêm họng… khiến việc duy trì nhịp thở khó khăn hơn. Bạn phải hít thở bằng đường miệng nhiều hơn.
Việc này vô tình làm khô miệng và giảm tiết nước bọt. Trong khi đó, nước bọt giúp khử mùi, ngăn chặn các vi khuẩn gây hại và các tác nhân tạo nên bệnh sâu răng, hơi thở có mùi.
Các bệnh về hệ tiêu hóa như trào ngược, hở van dạ dày.. cũng khiến mùi thức ăn “thoát ngược” gây khó chịu.
Ngoài các nguyên nhân kể trên, tâm trạng căng thẳng, tác dụng phụ của thuốc… cũng khiến hơi thở không mấy thơm tho.
Hết hôi miệng, hơi thở thơm mát cả ngày nhờ 8 nguyên liệu dễ kiếm trong gian bếp
Tùy theo nguyên nhân gây hôi miệng sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài việc tuân theo phác đồ của bác sĩ, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp cải thiện tình trạng hôi miệng của mình bằng thảo dược dưới đây.
Hương nhu
Hợp chấtogennola, limonen, camphen, P.xymen, O.xymen… trong hương nhu có tính sát khuẩn cao, tiêu diệt vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng. Bạn sẽ có hơi thở thơm mát sau vài tuần kiên trì sử dụng.
50 g hương nhu đun sôi với 200 ml nước khoảng 20 phút. Dùng nước đó súc miệng ngày 2-3 lần.
Hạt thì là
Nhai kỹ 1 thìa cà phê (khoảng 2 g) trong khoảng 5-10 phút sau đó xúc miệng bằng nước sạch. Áp dụng phương pháp ngày 2 lần.
Các chất chống oxy hóa mạnh như flavonoid, kaempferol và quercetin… trong hạt thì là đóng vai trog làm sạch, bảo vệ niêm mạc miệng khỏi tác động vi khuẩn, từ đó hạn chế mùi hôi.
Hết hôi miệng, hơi thở thơm mát cả ngày nhờ 8 nguyên liệu dễ kiếm trong gian bếp
Tinh dầu tràm
Dầu tràm chứa cineol, alpha-terpineol… tính sát khuẩn, phòng ngừa viêm lợi, loét miệng… khá hiệu quả.
Nhỏ một giọt tinh dầu tràm nguyên chất vào bàn chải, sau đó đánh răng như bình thường. Áp dụng phương pháp 2 lần/ngày.
Bạc hà
Chiết xuất từ bạc hà có thể điều trị hôi miệng bởi nó chứa menthol, camphen và limonen – các hợp chất tác dụng sát khuẩn, giảm nhầy, tiêu viêm…
Bạn có thể nhai trực tiếp hoặc giã thành nước cốt để dùng. Pha nước cốt bạc hà với nước lọc theo tỉ lệ 1:3 và súc miệng khoảng 2-3 lần/ngày.
Gừng
Gừng ức chế nấm và tiêu diệt khuẩn trichomonas vaginalis, hiệu quả trong điều trị hôi miệng và bệnh nha chu nhờ các chất zingiberen, alcol geraniol, linalol…
Cắt lát gừng sau đó pha với nước ấm, uống mỗi ngày 2 lần (sáng và tối). Phương pháp sẽ chấm dứt tình trạng hôi miệng, có lợi cho tiêu hóa.
Trà xanh
Tannin trong trà xanh khá công hiệu trong điều trị các bệnh về răng miệng bởi khả năng sát khuẩn, kháng viêm.
Nhai kỹ một nhúm trà xanh từ 15-20 phút sau đó súc miệng lại bằng nước sạch. Thực hiện phương pháp ngày 2-4 lần.
Vỏ chanh
Chanh chứa nhiều axit giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mùi, hương thơm của chúng có thể giúp hơi thở thơm mát.
Nhai vỏ hoặc pha loãng nước cốt chanh sau đó đánh răng là cách chữa hôi miệng hiệu quả.
Muối ăn
Muối có tính sát khuẩn nên tiêu diệt khuẩn ở lợi, lưỡi và kẽ răng giúp trị hôi miệng.
Sức miệng bằng nước muối có nồng độ 0,9% ngày 2-4 lần mỗi ngày để cai thiện mùi hôi miệng, ngừa viêm họng.
H.H
© 2024 | Thời báo ĐỨC